tailieunhanh - Các học thuyết quản trị kinh doanh

Sơ lược lịch sử phát triển quản trị kinh doanh Kinh doanh ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, lúc đầu nó chưa phải là một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một lĩnh vực kiến thức mang tính ước lệ, kinh nghiệm của các nhà kinh doanh và đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mới tách thành một ngành khoa học mang tính độc lập với nhiều bước tiến khác nhau và nhiều trường phái khác nhau: trường phái cơ cấu và chế độ của hệ thống, trường phái. | CÁC HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ KINH DOANH Sơ lược lịch sử phát triển quản trị kinh doanh Kinh doanh ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá lúc đầu nó chưa phải là một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một lĩnh vực kiến thức mang tính ước lệ kinh nghiệm của các nhà kinh doanh và đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mới tách thành một ngành khoa học mang tính độc lập với nhiều bước tiến khác nhau và nhiều trường phái khác nhau trường phái cơ cấu và chế độ của hệ thống trường phái quan hệ con người với con người trong hệ thống trường phái quản lý kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ trường phái quản trị hệ thống gắn với môi trường . 1. Trường phái cơ cấu và chế độ của hệ thống Trường phái này dành nghiên cứu quản trị trong phạm vi hệ thống doanh nghiệp ở góc độ tạo ra một cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý một chế độ điều hành khoa học và chặt chẽ để đem lại hiệu quả cao cho công tác quản trị trong hệ thống. Đóng góp to lớn cho trường phái này kể tới các nhà quản lý Robert Owen Andrew Ure Taylor Henry Fayol . a. Robert Owen 1771 - 1858 là một trong những chủ xí nghiệp đầu tiên ở Scotland tiến hành tổ chức một xã hội công nghiệp có trật tự và kỷ luật ông chú ý tới nhân tố con người trong tổ chức và cho rằng nếu chỉ quan tâm đầu tư tới thiết bị máy móc mà quên yếu tố con người thì xí nghiệp cũng không thể thu được kết quả. Quan điểm quản trị của mặc dù còn giản đơn nhưng đã bước đầu chuẩn bị cho sự ra đời của một bộ môn quản lý độc lập. b. Andrew Ure 1778 - 1857 người đã sớm nhìn thấy vai trò của quản lý và việc đào tạo kiến thức cho các nhà quản lý. Ông là một trong những người đầu tiên chủ trương việc đào tạo ở bậc đại học cho các nhà quản trị và ông cho quản trị là một nghề. c. Charles Babbage 1792 - 1871 người đầu tiên đề xuất phương pháp tiếp cận có khoa học trong quản lý ông rất quan tâm tới các mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân và cũng là một người gópphần tích cực đưa quản lý trở thành một bộ môn khoa học độc lập. d.