tailieunhanh - Công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2

"Ebook Khoa học và công nghệ Việt Nam 2015: Phần 2" được nối tiếp phần 1 trình bày phát triển thị trường khoa học và công nghệ và khởi nghiệp bằng đổi mới sáng tạo; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; giải thưởng khoa học và công nghệ. | CHƯƠNG 4 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ KHỞI NGHIỆP BẰNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO . Bối cảnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam Trong những năm qua thị trường KH amp CN phát triển thuận lợi hơn với hành lang pháp lý vận hành thị trường KH amp CN được bổ sung hoàn thiện các quy định mới về thành lập tổ chức trung gian định giá tài sản trí tuệ giao quyền sở hữu kết quả KH amp CN sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì đánh giá thẩm định kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước phân chia lợi ích sau thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH amp CN. Cụ thể như sau - Quyết định số 2075 QĐ-TTg ngày 08 11 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020 - Thông tư số 32 2014 TT-BKHCN ngày 06 11 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2020 - Thông tư liên tịch số 59 2015 TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 4 2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển thị trường KH amp CN đến năm 2020 - Thông tư liên tịch số 39 2014 TTLT-BKHCN-BTC ngày 17 12 2014 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước 106 - Thông tư số 02 2015 TT-BKHCN ngày 06 3 2015 quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ KH amp CN không sử dụng ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa càng ngày sâu rộng Việt Nam không những hội nhập vào khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC mà còn gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP . Thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia AEC và TPP là sự cạnh tranh toàn diện nghĩa là cạnh tranh không chỉ ở thị trường nước ngoài mà còn trên thị trường trong nước không chỉ cạnh tranh với doanh nghiệp đến từ ASEAN mà còn phải cạnh tranh với các nước tham gia Hiệp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN