tailieunhanh - Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Jrai (đối chiếu với đại từ nhân xưng tiếng Việt)

Bài viết này tập trung trình bày những vấn đề cơ bản về Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Jrai (đối chiếu với đại từ nhân xưng tiếng Việt) nhằm xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ nhân xưng (ĐTNX) trong tiếng Jrai đối chiếu với ĐTNX trong tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm từ đó thấy được nét đặc sắc văn hóa của người Jrai qua cách dùng từ xưng hô. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2012 HỆ THỐNG ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TIẾNG JRAI ĐỐI CHIẾU VỚI ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TIẾNG VIỆT Hồ Trần Ngọc Oanh TÓM TẮT Bài viết này tập trung trình bày những vấn đề cơ bản về Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Jrai đối chiếu với đại từ nhân xưng tiếng Việt nhằm xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ nhân xưng ĐTNX trong tiếng Jrai đối chiếu với ĐTNX trong tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm từ đó thấy được nét đặc sắc văn hoá của người Jrai qua cách dùng từ xưng hô. Từ khóa Đại từ nhân xưng trong tiếng Jrai 1. Đặt vấn đề Xưng hô là một hành động ngôn ngữ được thực hiện trong giao tiếp ở tất cả các cộng đồng người. Mỗi ngôn ngữ đều có hệ thống từ xưng hô và có cách dùng riêng. Hệ thống từ xưng hô của mỗi một dân tộc không những chỉ thực hiện chức năng xưng gọi mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ đặc trưng tâm lý nếp suy tư và văn hoá giao tiếp của dân tộc đó. Tìm hiểu Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Jrai đối chiếu với đại từ nhân xưng tiếng Việt chúng tôi sẽ xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ nhân xưng ĐTNX trong tiếng Jrai đối chiếu với ĐTNX trong tiếng Việt về đặc điểm cấu tạo ngữ nghĩa phạm vi sử dụng và sắc thái biểu cảm từ đó thấy được nét đặc sắc văn hoá của người Jrai qua cách dùng từ xưng hô. 2. Phân tích hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Jrai đối chiếu với tiếng Việt . ĐTNX số ít . ĐTNX ngôi thứ nhất số ít quot kâo quot Để tự gọi mình người Jrai dùng từ kâo. Kâo được hiểu như là tôi tao tớ mình . trong tiếng Việt. Kâo có mặt hầu hết ở các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo như tiếng Êđê Chăm Jrai. và ở các ngôn ngữ này kâo mang tính khái quát sử dụng trong giao tiếp mà không phân biết tuổi tác vị thế . Trong tiếng Việt người giao tiếp phải tùy thuộc vào đối tượng và ngữ cảnh để nhập các vai giao tiếp khác nhau. Ngôi người nói trong tiếng Việt được xác định trong mối quan hệ với người khác. Trong tiếng Jrai thì lại .