tailieunhanh - Tiến trình dạy học dự án học phần “lý luận và phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”

Những dự án trong Dạy học dự án (DHDA) không phải là những dự án trong xã hội thật. Do đó, tiến trình DHDA cũng không giống tiến trình thực hiện của một dự án thông thường. Tùy theo đặc thù của từng bộ môn, giáo viên có thể xây dựng các tiến trình DHDA khác nhau. Bài viết này giới thiệu tiến trình DHDA áp dụng trong giảng dạy học phần Lý luận và Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông đối với sinh viên sư phạm. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2012 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN HỌC PHẦN LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Phan Đồng Châu Thủy TÓM TẮT Những dự án trong Dạy học dự án DHDA không phải là những dự án trong xã hội thật. Do đó tiến trình DHDA cũng không giống tiến trình thực hiện của một dự án thông thường. Tùy theo đặc thù của từng bộ môn giáo viên có thể xây dựng các tiến trình DHDA khác nhau. Bài viết này giới thiệu tiến trình DHDA áp dụng trong giảng dạy học phần Lý luận và Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông đối với sinh viên sư phạm. Từ khóa dạy học dự án lý luận và phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông Hóa học 1. Giới thiệu DHDA là một phương pháp dạy học dựa trên dự án và lấy học sinh làm trung tâm. Các dự án được xây dựng mang tính thách thức nhưng đầy hấp dẫn liên quan đến nội dung bài học và những vấn đề thực tế - những loại vấn đề học sinh có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh làm việc theo nhóm và có sự đóng vai để giải quyết vấn đề ra quyết định hoặc thực hiện điều tra mô phỏng các hoạt động có thật trong xã hội. Qua đó người học có cơ hội làm việc tương đối chủ động trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường học sinh sẽ được làm việc với các chuyên gia và những thành viên trong cộng đồng để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn hiểu sâu nội dung bài học hơn. Kết quả của việc thực hiện dự án là các sản phẩm thực tế hoặc các bài thuyết trình có thể trình bày và giới thiệu. Trong quá trình thực hiện dự án giáo viên có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh có định hướng tốt trong học tập tạo ra những sản phẩm đáp ứng được các mục tiêu bài học và hình thành những kỹ năng cần thiết trong thế kỉ 21 kỹ năng sáng tạo và đổi mới tư duy độc lập và giải quyết vấn đề giao tiếp và cộng tác các kỹ năng thông tin truyền thông và công nghệ kỹ năng đời sống và nghề nghiệp linh hoạt thích ứng chủ động tự định hướng lãnh đạo kỹ năng tư duy bậc cao. Vai trò của giáo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN