tailieunhanh - Di tích lịch sử và vai trò của việc sử dụng hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

Sử dụng trực quan sinh động là con đường quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở các Trường Trung học Phổ thông hiện nay. Hệ thống di tích lịch sử với tư cách là một bộ phận của đồ dùng trực quan do đó cũng có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học lịch sử. Bài viết, phân tích vị trí, ý nghĩa của hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với quá trình dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông. | UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES HUMANITIES AND EDUCATION 2012 DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Dương Thị Tuyết TÓM TẮT Sử dụng trực quan sinh động là con đường quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở các Trường Trung học Phổ thông hiện nay. Hệ thống di tích lịch sử với tư cách là một bộ phận của đồ dùng trực quan do đó cũng có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học lịch sử. Thành phố Đà Nẵng có hệ thống di tích lịch sử phong phú phản ánh nhiều mặt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc vì thế có vị trí ý nghĩa trực tiếp trong dạy học lịch sử Việt Nam. Bài viết phân tích vị trí ý nghĩa của hệ thống di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với quá trình dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông Từ khóa di tích hệ thống di tích lịch sử Đà Nẵng. 1. Quan niệm và phân loại di tích lịch sử Lịch sử là hiện thực của quá khứ. Do đó việc nhận biết sử quá khứ chỉ có thể được thực hiện thông qua những dấu ấn của thời đại lịch sử còn được lưu lại ở hiện tại đó là hệ thống di tích. Theo đó các nhà nghiên cứu muốn khám phá khôi phục quá khứ đúng như chúng đã tồn tại phải hướng đến nghiên cứu giá trị sử liệu của hệ thống di tích coi đó là chìa khóa xác thực nhất để giải mã quá khứ. Vì vậy di tích lịch sử trở thành một trong những đối tượng sử liệu quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng khi nghiên cứu di tích và di tích lịch sử có nhiều định nghĩa khác nhau và chưa thực sự thống nhất. Ở mỗi phương diện mục đích phương pháp tiếp cận sẽ có định nghĩa riêng về di tích và di tích lịch sử. Tác giả Trần Quốc Vượng Mai Đình Yên trong công trình Các di tích và thắng cảnh môi sinh đăng trên Tạp chí Xưa và Nay đã định nghĩa Di tích là để chỉ những vết tích còn sót lại của một thời đại đã qua 7 . Ở một cách tiếp cận khác tác giả Phan Ngọc Liên với cái nhìn của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.