tailieunhanh - Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu học

Ở bài báo này, các tác giả chỉ nêu một số việc cần làm để bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong quá trình dạy - học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy từ lớp 2 đến lớp 5. Mời các bạn cùng tham khảo. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science 2013 Vol. 58 No. 1 pp. 3-12 This paper is available online at http BẢO ĐẢM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC TRI THỨC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Lê Phương Nga Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở khẳng định mục tiêu của dạy học Tiếng Việt ở trường phổ thông là phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh dạy cho các em sử dụng tiếng mẹ đẻ làm công cụ giao tiếp khẳng định việc dạy học các tri thức tiếng Việt ở trường tiểu học phải tuân thủ nguyên tắc giao tiếp bài báo đưa ra bốn việc cần làm để bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học trong quá trình dạy học các tri thức tiếng Việt. Đó là 1 . Bồi dưỡng cho giáo viên ý thức dạy học vì mục tiêu giao tiếp và năng lực tạo mẫu sản phẩm giao tiếp - mục tiêu đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học tri thức tiếng Việt 2 . Tối giản hóa dễ hóa quá trình nhận diện phân loại phân tích các đơn vị ngôn ngữ 3 . Tối ưu hóa quá trình sử dụng các đơn vị ngôn ngữ kiểu loại của từng đơn vị này 4 . Tổ chức dạy - học tri thức tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Từ khóa Phát triển năng lực giao tiếp dạy học Tiếng Việt phương pháp dạy học ở Tiểu học. 1. Mở đầu quot Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp GT quan trọng nhất của loài người quot Lênin chức năng GT là chức năng quan trọng nhất chức năng trung tâm của ngôn ngữ. Vì vậy việc học Tiếng Việt trước hết phải được học như học sử dụng một công cụ GT. Mục tiêu của dạy học tiếng mẹ đẻ chính là hình thành và phát triển ở học sinh một công cụ GT hay nói cách khác là phát triển năng lực GT cho học sinh HS . Trong bài báo này thuật ngữ năng lực được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hành động Năng lực hành động là khả năng cá nhân thực hiện thành công nhiệm vụ trong một hoàn cảnh cụ thể dựa trên sự tích hợp tổng hòa các lĩnh vực kiến thức kĩ năng thái độ và sự sẵn sàng hành động. Năng lực hành động không

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN