tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế vĩ mô – Chương 4: Tăng trưởng kinh tế (Trần Mỹ Minh Châu)

Bài giảng Kinh tế vĩ mô – Chương 4: Tăng trưởng kinh tế (Trần Mỹ Minh Châu) được biên soạn nhằm cung cấp đến người học khái niệm tăng trưởng kinh tế; nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế; mô hình tăng trưởng Solow, lý thuyết tăng trưởng nội sinh. | Kinh tế vĩ mô Bấm để thêm nội dung Trần mỹ minh châu Tăng trưởng kinh tế Khái niệm Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng Solow Mô hình đơn giản Mô hình mở rộng Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Các khái niệm về Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Quy mô tăng trưởng thể hiện qua tổng sản lượng của nền kinh tế và sản lượng bình quân đầu người. Tổng sản lượng cho biết sức mạnh kinh tế của từng nước. Sản lượng bình quân có ý nghĩa trong đánh giá phúc lợi cho người dân. Tốc độ tăng trưởng cho biết một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm. Sẽ là chính xác hơn trong đánh giá nếu như các đại lượng này loại bỏ được sự biến động về giá cả. Về bản chất tăng trưởng chỉ phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Các khái niệm về Tăng trưởng kinh tế Ý nghĩa của Tăng trưởng kinh tế Thứ nhất nó nâng cao mức thu nhập của dân cư cải thiện mức phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Thứ hai tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm giảm thất nghiệp. Thứ ba tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Cuối cùng riêng đối với các nước chậm phát triển tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển. nguồn gốc của Tăng trưởng kinh tế Có hai thành tố chính ảnh hưởng tới tăng trưởng sản lượng của một nền kinh tế Thành tố thứ nhất là thay đổi về công nghệ là những thay đổi liên quan tới giải pháp quy trình và bí quyết kỹ thuật dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Xảy ra thông qua quá trình nghiên cứu và phát triển. Không có ý nghĩa với sản xuất ở thời điểm hiện tại nhưng sẽ mang lại sản lượng cao hơn trong tương lai. Thay đổi về công nghệ sẽ quyết định hiệu quả sử dụng nguồn lực Thành tố thứ hai là tích lũy vốn gồm có vốn vật chất và vốn con người. Vốn vật chất là hạ tầng nhà xưởng và thiết bị. Vốn con