tailieunhanh - Tìm hiểu lời mời trong giao tiếp tiếng Việt

Căn cứ vào đích hướng tới của phát ngôn, lời mời trong tiếng Việt được chia làm hai loại: Lời mời đích thực và lời mời không đích thực. Từng kiểu dạng lời mời theo cách nhìn của người viết lại được chia thành các tiểu loại khác nhau. Đây chính là nét riêng biệt của lời mời tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2013 Vol. 58 No. 6 pp. 66-72 TÌM HIỂU LỜI MỜI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT Vũ Tiến Dũng Khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Lời mời là lời nói thể hiện thái độ tôn kính trân trọng lịch sự thân thiện và hiếu khách của người mời đồng thời xuất phát từ phương diện lợi ích có được thì lời mời là hành động mang lại nhiều lợi ích cho người được mời. Căn cứ vào đích hướng tới của phát ngôn lời mời trong tiếng Việt được chia làm hai loại Lời mời đích thực và lời mời không đích thực. Từng kiểu dạng lời mời theo cách nhìn của người viết lại được chia thành các tiểu loại khác nhau. Đây chính là nét riêng biệt của lời mời tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp. Từ khóa Lời mời hoạt động giao tiếp lời mời trong tiếng Việt. 1. Mở đầu Trong giao tiếp chúng ta nói tức là chúng ta hành động chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện được sử dụng là ngôn ngữ đó là hành động ngôn ngữ. Dựa vào lí thuyết hành động ngôn ngữ bài viết này nhằm xác định các dấu hiệu để nhận biết lời mời thường gặp trong giao tiếp tiếng Việt. 2. Nội dung nghiên cứu . Về khái niệm cầu khiến Cầu khiến là khái niệm ngữ pháp học truyền thống được coi là một trong những kiểu câu phân loại theo mục đích nói như câu hỏi câu cảm câu tường thuật câu cầu khiến. Cầu khiến directive là loại hành động ngôn ngữ được người nói sử dụng nhằm điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Tùy theo lực ở lời và hiệu lực suy ngôn của chúng các hành động cầu khiến có thể có những tác động tích cực làm lợi hoặc tiêu cực làm thiệt khác nhau cho người nói và người nghe. Hành động cầu khiến có thể được xác định theo hai cách hiểu rộng hẹp khác nhau. Hiểu rộng cầu khiến là hành động mà thông qua đó người nói SP1 muốn tạo ra sự thay Ngày nhận bài 11 4 2013. Ngày nhận đăng 20 06 2013. Liên lạc Vũ Tiến Dũng e-mail vutiendungtb@ 66 Tìm hiểu lời mời trong giao tiếp tiếng Việt đổi trong hành động của người nghe SP2 bất kể là hành động đó có lợi hay hại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN