tailieunhanh - Bồi dưỡng khả năng phán đoán cho học sinh lớp 11 thông qua phép suy luận tương tự trong dạy học hình học không gian

Trong bài báo này tác giả tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng khả năng phán đoán cho học sinh lớp 11 thông qua phép suy luận tương tự giữa hình bình hành và hình hộp trong dạy học Hình học không gian. Mời các bạn cùng tham khảo. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics 2013 Vol. 58 pp. 49-56 This paper is available online at http BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG PHÁN ĐOÁN CHO HỌC SINH LỚP 11 THÔNG QUA PHÉP SUY LUẬN TƯƠNG TỰ TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN Vũ Đình Chinh Trường THPT Hà Đông Quận Hà Đông Hà Nội Email Tóm tắt. Trong bài báo này tác giả tập trung nghiên cứu việc bồi dưỡng khả năng phán đoán cho học sinh lớp 11 thông qua phép suy luận tương tự giữa hình bình hành và hình hộp trong dạy học Hình học không gian. Từ khóa Khả năng phán đoán phép suy luận tương tự. 1. Mở đầu Việc giáo viên sử dụng phép suy luận tương tự để rèn luyện cho học sinh khả năng phán đoán đã trở thành yêu cầu rất cần thiết và quan trọng trong xu hướng dạy học ngày nay. Nhờ phép suy luận tương tự mà người học có thể chủ động khám phá và sáng tạo nhiều bài toán hình học không gian bằng khả năng phán đoán của mình. Khi dạy giờ bài tập hình học không gian đa số giáo viên thường đưa ra các bài toán và yêu cầu học sinh chứng minh bài toán đó bằng phương pháp diễn dịch điều này dẫn đến học sinh học Hình học không gian một cách thụ động hiểu nội dung bài học không được sâu sắc và các em có tâm lí rất ngại học bộ môn này. Việc giáo viên bồi dưỡng khả năng phán đoán cho học sinh trong bài dạy của mình đã giúp các em tiếp cận bài học một cách chủ động tạo cơ hội cho các em sáng tạo các bài tập theo năng lực của từng em. Phán đoán của học sinh có thể đúng hoặc sai vì thế sau khi các em phán đoán kiến thức mới thì các em cũng phải quay lại suy luận diễn dịch để chứng minh phán đoán của mình đúng hay sai. Như thế việc bồi dưỡng khả năng phán đoán thông qua phép suy luận tương tự nói riêng không tách rời với suy luận diễn dịch. Nói cách khác nó như là hoạt động giúp các em tiếp cận bài học một cách tự nhiên giúp các em bồi dưỡng năng lực sáng tạo và khả năng quan sát giúp các em hình thành cho mình thái độ học tập tích cực chủ động và yêu thích môn học trước khi các em

TỪ KHÓA LIÊN QUAN