tailieunhanh - Sử dụng quá trình toán học hóa trong dạy học xác suất ở nhà trường phổ thông

Bài báo khảo sát cách học sinh giải quyết hai tình huống xác suất thực tế cụ thể từ đó đề xuất một số biện pháp tích hợp quá trình toán học hóa vào dạy học giúp phát triển hiểu biết xác suất của học sinh. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù học sinh chưa biết về quá trình THH, nhưng khi đối mặt với một tình huống thực tế, các em có xu hướng thực hiện 3 bước của quá trình này. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics 2013 Vol. 58 pp. 18-27 This paper is available online at http SỬ DỤNG QUÁ TRÌNH TOÁN HỌC HÓA TRONG DẠY HỌC XÁC SUẤT Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Tân An Khoa Toán Đại học Sư phạm Huế Email tanan0704@ Tóm tắt. Bài báo khảo sát cách học sinh giải quyết hai tình huống xác suất thực tế cụ thể từ đó đề xuất một số biện pháp tích hợp quá trình toán học hóa THH vào dạy học giúp phát triển hiểu biết xác suất của học sinh. Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù học sinh chưa biết về quá trình THH nhưng khi đối mặt với một tình huống thực tế các em có xu hướng thực hiện 3 bước của quá trình này. Từ khóa Quá trình toán học hóa hiểu biết thống kê dạy học xác suất. 1. Đặt vấn đề Toán học hóa dựa trên giả thuyết Giáo dục toán học thực tế của Freudenthal bắt đầu ở Hà Lan vào những năm 1980. Theo giả thuyết này toán học là một khía cạnh quan trọng và cần thiết của sự phát triển kinh tế vì vậy giáo dục toán nên xuất phát từ các tình huống thực tế và với mục đích tạo ra các kĩ năng có thể áp dụng được trong các tình huống xã hội. THH cho phép học sinh kết nối giữa toán học nhà trường với thế giới thực chỉ ra khả năng ứng dụng của các ý tưởng toán. Khi gặp một tình huống thực tế học sinh cần hiểu tình huống đặt giả thiết và đưa ra phương pháp giải quyết. Nói cách khác THH giúp học sinh hiểu toán sâu sắc hơn và nâng cao chất lượng của việc học toán. Ý tưởng của bài báo này là tích hợp quá trình THH vào dạy học xác suất ở nhà trường phổ thông dưới dạng ẩn tàng thông qua các tình huống thực tế nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm xác suất cũng như thấy được mối liên hệ giữa xác suất và thực tế. Trước tiên chúng tôi xem xét nội dung xác suất trong chương trình hiện nay và chú trọng đến phân tích các kiểu nhiệm vụ trong sách giáo khoa. Tiếp theo chúng tôi giới thiệu định nghĩa và các thành phần của hiểu biết xác suất cũng như đề cập đến bốn bước của quá trình THH. Cuối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN