tailieunhanh - Thơ haiku của Masuo Basho
Thơ haiku là thể thơ rất ngắn gọn, chỉ có 3 câu, 17 âm tiết. Đề tài trong thơ haiku đơn sơ, giản dị, không gian nhỏ bé, gần gũi, thời gian thường là thời gian hiện tại. Một bài thơ haiku như một lát cắt của dòng chảy không - thời gian nhưng là lát cắt không thể tách rời trong sự vận hành không ngừng nghỉ của vũ trụ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science 2013 Vol. 58 No. 2 pp. 64-71 This paper is available online at http THƠ HAIKU CỦA MASUO BASHO Đào Thị Thu Hằng Phòng Tạp chí amp TTKHCN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Masuo Basho là nhà thơ vĩ đại của Nhật Bản ông chính là người xây dựng nên thể thơ haiku độc đáo của xứ Phù Tang. Thơ haiku là thể thơ rất ngắn gọn chỉ có 3 câu 17 âm tiết. Đề tài trong thơ haiku đơn sơ giản dị không gian nhỏ bé gần gũi thời gian thường là thời gian hiện tại. Một bài thơ haiku như một lát cắt của dòng chảy không - thời gian nhưng là lát cắt không thể tách rời trong sự vận hành không ngừng nghỉ của vũ trụ. Từ khóa Masuo Basho thể thơ cảm thức thẩm mĩ không gian thời gian. 1. Mở đầu Masuo Basho là thi sĩ vĩ đại của xứ Phù Tang nơi mà hoa anh đào và thể thơ haiku chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Basho tên thuở nhỏ là Masuo Munefusa. Đa phần các cứ liệu lịch sử đều cho rằng ông sinh năm 1644 trong một gia đình samurai võ sĩ đạo cấp thấp ở xứ Iga và đã từng làm tiểu đồng cho một lãnh chúa. Nhưng từ năm 24 tuổi sau khi con trai lãnh chúa cũng là người bạn thân thiết của Basho qua đời ông trở thành người tự do và bắt đầu nghiên cứu cổ văn Nhật Bản Trung Quốc và cả thư pháp. Trải qua nhiều công việc khác nhau cuối cùng Basho trở thành người giảng dạy thơ haikai thể thơ mà sau này ông sẽ phát triển cải biến để khai sinh ra một thể thơ mới độc đáo đó chính là haiku. Cái tên Basho gắn liền với ông kể từ khi ông về sống ở một căn lều nhỏ do những người ái mộ và học trò dựng tặng. Trong vườn có trồng cây chuối ba tiêu cây chuối vì thế ông tự gọi mình là Basho và nơi mình ở là Ba tiêu am. Năm 1684 ông bắt đầu cuộc đời lữ nhân. Từ đó ông cho ra đời rất nhiều tập thơ xen lẫn văn xuôi vốn là phong cách của văn chương truyền thống Nhật Bản . Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bản dịch thơ từ nguyên tác tiếng Nhật của các dịch giả Vĩnh Sính và Nhật Chiêu. Ngày nhận bài 7 6 2012. Ngày nhận đăng 20 12 2013. .
đang nạp các trang xem trước