tailieunhanh - Câu trực tiếp, câu gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh: Những điểm tương đồng và khác biệt

Câu trực tiếp và câu gián tiếp là một hiện tượng ngữ pháp quan trọng của tiếng Pháp và tiếng Anh. Đối với những sinh viên Việt nam chưa biết một ngoại ngữ nào thì đây thực sự là một vấn đề ngữ pháp vô cùng khó vì nó rất khác so với tiếng Việt. Bài báo này so sánh sự giống và khác nhau giữa câu trực tiếp và gián tiếp của tiếng Pháp và tiếng Anh nhằm giúp cho sinh viên khối D1 học tiếng Pháp một cách dễ dàng hơn. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 10 pp. 98-101 This paper is available online at http CÂU TRỰC TIẾP CÂU GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG ANH NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT Trần Hương Lan Khoa Tiếng Pháp Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Câu trực tiếp và câu gián tiếp là một hiện tượng ngữ pháp quan trọng của tiếng Pháp và tiếng Anh. Đối với những sinh viên Việt nam chưa biết một ngoại ngữ nào thì đây thực sự là một vấn đề ngữ pháp vô cùng khó vì nó rất khác so với tiếng Việt. Nhưng nếu người học đã biết một trong hai ngôn ngữ thì khi học hiên tượng ngữ pháp này ở ngôn ngữ kia lại vô cùng dễ dàng vì câu trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Pháp và tiếng Anh có rất nhiều điểm tương đồng. Bài báo này so sánh sự giống và khác nhau giữa câu trực tiếp và gián tiếp của tiếng Pháp và tiếng Anh nhằm giúp cho sinh viên khối D1 học tiếng Pháp một cách dễ dàng hơn. Từ khóa Câu trực tiếp câu gián tiếp tương đồng khác biệt tiếng Pháp và tiếng Anh. 1. Mở đầu Trong thời kì hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa tiếng Anh đã từng bước chiếm vị trí ưu tiên trong nhà trường gây ra một tình trạng mất cân đối lớn trong quy mô dạy học ngoại ngữ. Tiếng Pháp cũng từ đó phát triển khó khăn ở một số địa phương còn mất trắng sau một thời gian dài phát triển ổn định. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến khoa tiếng Pháp của trường Đại học Sư phạm Hà nội. Trước đây đa số sinh viên khoa Pháp thi đầu vào bằng tiếng Pháp nhưng những năm gần đây số sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh lại là chủ yếu. Sinh viên khối D3 đã học tiếng Pháp trong 3 năm thậm chí có em đã học 7 năm 12 năm. Hơn nữa các em đã trải qua kì thi đại học với bài thi tiếng Pháp tương đối khó. Để làm được bài thi này các em đã phải nắm vững tất cả các hiện tượng ngữ pháp cơ bản của tiếng Pháp trong khi đó sinh viên khối D1 thì chưa bao giờ học tiếng Pháp. Trình độ giữa sinh viên khối D1 và D3 quả là chênh lệch. Sự chênh lệch này đã gây ra rất nhiều bất cập không chỉ cho việc giảng dạy của giáo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.