tailieunhanh - Các nhân tố biểu đạt tính đối thoại nội tại của diễn ngôn truyện kể (qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại)

Bài viết trình bày tổng quan những luận điểm lí thuyết về vấn đề tính đối thoại nội tại của lời nói nghệ thuật trong văn xuôi hiện đại (tiểu thuyết, truyện ngắn). Trên cơ sở những vấn đề lí thuyết, tác giả xác định và phân tích đặc điểm của những nhân tố biểu đạt tính đối thoại nội tại trong diễn ngôn truyện kể qua tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci. 2014 Vol. 59 No. 1 pp. 110-122 CÁC NHÂN TỐ BIỂU ĐẠT TÍNH ĐỐI THOẠI NỘI TẠI CỦA DIỄN NGÔN TRUYỆN KỂ QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Nguyễn Thị Ngân Hoa Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày tổng quan những luận điểm lí thuyết về vấn đề tính đối thoại nội tại của lời nói nghệ thuật trong văn xuôi hiện đại tiểu thuyết truyện ngắn . Trên cơ sở những vấn đề lí thuyết tác giả xác định và phân tích đặc điểm của những nhân tố biểu đạt tính đối thoại nội tại trong diễn ngôn truyện kể qua tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại sự lựa chọn đề tài chủ đề quan hệ liên văn bản quan hệ giữa tác giả với hình tượng người kể chuyện vai kể điểm nhìn cấu trúc lời nói nghệ thuật của diễn ngôn truyện kể. Từ khóa Tính đối thoại nội tại diễn ngôn truyện kể văn xuôi Việt Nam hiện đại. 1. Mở đầu 1. Vấn đề tính đối thoại nội tại dialogism của lời nói nghệ thuật trong tiểu thuyết được M. Bakktin xem như một thuộc tính quan trọng bậc nhất của thể loại này khu biệt với thơ ca . Tìm hiểu quan điểm của M. Bakhtin về vấn đề này có thể thấy ngay từ những công trình nghiên cứu đầu thế kỉ XX ông đã xem xét tác phẩm nghệ thuật ngôn từ không chỉ với tư cách văn bản mà với tư cách là các diễn ngôn đích thực và đối thoại là một thuộc tính tất yếu của các diễn ngôn này. Trong phạm vi vấn đề này có thể xác định văn bản text và diễn ngôn discourse như là hai mặt của cùng một đối tượng tương tự như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói . Tác phẩm văn chương chính là một thực thể văn bản - diễn ngôn với những thuộc tính cấu tạo và giao tiếp không thể tách rời nhau. Đối thoại theo quan điểm của M. Bakhtin không chỉ là một hình thức kết cấu lời nói phổ biến trong hoạt động giao tiếp của con người mà là một thuộc tính tất yếu của mọi hình thức ngôn từ bao gồm cả lời đối thoại và lời độc thoại . Sau M. Bakhtin nhiều nhà văn hoá học khảo cổ học nghiên cứu văn học và ngôn ngữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.