tailieunhanh - Phân hủy TNT, DNP và 2,4-D bằng oxi không khí hoạt hóa trong dung dịch bởi sắt hóa trị không (ZVI) và ethylendiamintetra axetic (EDTA)

Bài báo này giới thiệu về phương pháp khoáng hóa TNT, DNP và axit (2,4-D) sử dụng oxi không khí hoạt hóa bởi sắt hóa trị không (Zero-Valent Iron, ZVI)-EDTA. Các số liệu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự hoạt hóa oxi không khí bởi ZVI-EDTA đã được nhận biết dựa trên sự giảm nồng độ các chất hữu cơ kết hợp với sự giảm chỉ số COD theo thời gian phản ứng. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2014 Vol. 59 No. 4 pp. 26-35 This paper is available online at http PHÂN HỦY TNT DNP VÀ 2 4-D BẰNG OXI KHÔNG KHÍ HOẠT HÓA TRONG DUNG DỊCH BỞI SẮT HÓA TRỊ KHÔNG ZVI VÀ ETHYLENDIAMINTETRA AXETIC EDTA Trần Đức Lượng1 Trần Văn Chung2 và Hồ Viết Quý1 1 Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quân sự Viện Hóa học Vật liệu Tóm tắt. Trong nước thải các chất như 2 4 6-trinitrotoluen TNT 2 4-dinitrofenol DNP và axit 2 4-diclophenoxyaxetic D là các chất độc hại khó xử lí. Bài báo này giới thiệu về phương pháp khoáng hóa TNT DNP và axit 2 4-D sử dụng oxi không khí hoạt hóa bởi sắt hóa trị không Zero-Valent Iron ZVI -EDTA. Các số liệu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự hoạt hóa oxi không khí bởi ZVI-EDTA đã được nhận biết dựa trên sự giảm nồng độ các chất hữu cơ kết hợp với sự giảm chỉ số COD theo thời gian phản ứng. Các ảnh hưởng chính như lượng ZVI sử dụng pH đến hiệu suất khoáng hóa các chất hữu cơ đã được nghiên cứu. Từ khóa 2 4 6-trinitrotoluen 2 4-dinitrofenol axit 2 4-diclophenoxyaxetic hoạt hóa oxi không khí EDTA sắt hóa trị không. 1. Mở đầu 2 4 6-trinitrotoluen TNT 2 4-dinitrophenol DNP và axit 2 4-diclorophenoxyaxetic 2 4-D là các hợp chất thuộc nhóm hữu cơ bền khó tự phân hủy. Sự có mặt của chúng trong nước thải nếu không được xử lí sẽ là nguồn gây ô nhiễm lâu dài cho môi trường. Vì đây là các hợp chất hữu cơ có tính độc hại cao tùy theo hàm lượng đi vào cơ thể chúng có thể gây dị ứng da dị ứng mắt nhức đầu nôn mửa và còn có thể gây ung thư gan dạ dày 5 . Hàm lượng cho phép các chất này trong nước uống là 10 µg L 5 . Vấn đề xử lí các chất hữu cơ độc hại nói chung và các chất hữu cơ nhóm nitro polyclorophenoxy nói riêng đã được nghiên cứu đề cập đến trong nhiều tài liệu trong và ngoài nước. Đây là các công nghệ xử lí dựa trên tác nhân oxi hóa nâng cao 1 4 7 . Tác nhân oxi hóa nâng cao có thể tạo ra bằng nhiều con đường 4 8 .Trong bài Ngày nhận bài 25 3 2014. Ngày nhận đăng 26 4 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN