tailieunhanh - Chất lượng đào tạo cử nhân Báo chí - Truyền thông ở Việt Nam

Bài viết này là tóm tắt kết quả một cuộc khảo sát chất lượng cử nhân báo chí - truyền thông ở Việt Nam dưới góc nhìn của đơn vị sử dụng lao động. Đây có thể là một kênh thông tin giúp cơ sở đào tạo nghiên cứu, xem xét nhằm điều chỉnh chương trình đào tạo của mình để sản phẩm đầu ra đạt được các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ đã đề ra. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2014 Vol. 59 No. 2 pp. 169-176 This paper is available online at http CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN BÁO CHÍ - TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM Trần Thị Tú Anh Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt. Trong đời sống xã hội hiện đại ở quốc gia nào cũng vậy báo chí luôn giữ một vị thế hết sức quan trọng do đặc trưng của nó là cung cấp thông tin và định hướng xã hội. Thông tin báo chí có chất lượng cao hay thấp chính xác hay không chính xác phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và đạo đức của người làm báo. Ở Việt Nam tại các toà soạn báo tạp chí đài phát thanh - truyền hình cán bộ phóng viên nhà báo biên tập viên. phần lớn đều là cựu sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí - truyền thông tại các trường đại học như Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội . Bài viết này là tóm tắt kết quả một cuộc khảo sát chất lượng cử nhân báo chí - truyền thông ở Việt Nam dưới góc nhìn của đơn vị sử dụng lao động. Đây có thể là một kênh thông tin giúp cơ sở đào tạo nghiên cứu xem xét nhằm điều chỉnh chương trình đào tạo của mình để sản phẩm đầu ra đạt được các chuẩn kiến thức kĩ năng thái độ đã đề ra. Từ khóa Chất lượng đào tạo cử nhân báo chí truyền thông. 1. Mở đầu Phát triển giáo dục đào tạo là một cách gián tiếp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia và đào tạo ngành báo chí - truyền thông là đào tạo ra những con người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển này. Ở nhiều nước trên thế giới báo chí - truyền thông được coi là quyền lực thứ tư trong các quyền lực của quốc gia. Còn ở Việt Nam báo chí - truyền thông được xác định là một thứ vũ khí sắc bén trên mặt trận văn hoá tư tưởng của Đảng. Báo chí có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tính đến nay cả nước có 786 cơ quan báo chí 194 báo in 592 tạp chí 61 báo điện tử 67 đài phát thanh - truyền hình và hàng trăm trang tin điện tử với đội ngũ hơn người được cấp thẻ nhà báo 4

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN