tailieunhanh - Đặc điểm của lập luận trong diễn văn chính trị

Trong diễn văn chính trị, lập luận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan điểm của các chính trị gia về một vấn đề chính trị nhằm tác động, định hướng tư tưởng, cảm xúc, thái độ và hành động của người tiếp nhận. Để tạo nên tính thuyết phục của diễn văn chính trị, các chính trị gia đã sử dụng đa dạng các phương pháp lập luận như diễn dịch, quy nạp, so sánh, nhân quả, phản đề. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2014 Vol. 59 No. 10 pp. 102-108 This paper is available online at http ĐẶC ĐIỂM CỦA LẬP LUẬN TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ Vũ Ngọc Hoa Phòng Quản lí khoa học và Sau đại học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Tóm tắt. Trong diễn văn chính trị lập luận có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan điểm của các chính trị gia về một vấn đề chính trị nhằm tác động định hướng tư tưởng cảm xúc thái độ và hành động của người tiếp nhận. Để tạo nên tính thuyết phục của diễn văn chính trị các chính trị gia đã sử dụng đa dạng các phương pháp lập luận như diễn dịch quy nạp so sánh nhân quả phản đề. Kết luận trong diễn văn chính trị có ý nghĩa đặc biệt thể hiện tư tưởng chính trị của một giai cấp Đảng phái thậm chí là tư tưởng của cả một dân tộc hoặc giá trị tinh thần mang tính phổ quát của nhân loại. Từ khóa Diễn văn chính trị lập luận cấu trúc phức hợp quy nạp diễn dịch. 1. Mở đầu Theo Từ điển Oxford diễn văn chính trị được định nghĩa là một bài phát biểu về các vấn đề của chính phủ chứ không phải là công việc của một cá nhân hay tổ chức. Nó thể hiện quan điểm chính trị của người nói 6 147 . Đây là chủ đề đã được các nghiên cứu trên thế giới đề cập đến 6 7 nhưng vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam và mới dừng lại ở mức độ lí thuyết 1 2 4 . Trong bài báo bày chúng tôi quan niệm diễn văn chính trị DVCT là diễn văn thể hiện quan điểm lập luận của người phát ngôn về một vấn đề chính trị và được thể hiện trước đông đảo người tiếp nhận nhằm tác động định hướng tư tưởng cảm xúc thái độ và hành động của người tiếp nhận. 2. Nội dung nghiên cứu . Khái quát về diễn văn chính trị Bên cạnh những đặc điểm chung của diễn văn như tính thuyết phục tính lập luận chặt chẽ tính bình giá công khai DVCT còn có tính chính trị. DVCT thể hiện quan điểm của Đảng phái tổ chức cá nhân về vấn đề chính trị. Tính chính trị trước hết thể hiện ở vấn đề được bình luận phân tích như vấn đề thành lập nền chuyên chính vô sản chủ quyền của giai cấp vô sản trong bài

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
6    127    0    22-11-2024