tailieunhanh - Nhu cầu lipid và N-3 Hufa của tôm hùm bông giai đoạn Puerulus đến cỡ 10 g/con

Bài viết tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu lipid và n-3 hufa của tôm hùm bông giai đoạn puerulus đến cỡ 10 g/con để góp phần tăng năng suất và chất lượng sản xuất tôm hùm bông. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3 2020 NHU CẦU LIPID VÀ N-3 HUFA CỦA TÔM HÙM BÔNG GIAI ĐOẠN PUERULUS ĐẾN CỠ 10 G CON LIPID AND N-3 HUFA REQUIREMENTS OF ORNATE SPINY LOBSTER AT STAGE FROM PUERULUS TO 10 G SIZE Lê Anh Tuấn1 Mai Duy Minh2 Trường Đại học Nha Trang Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Tác giả liên hệ Lê Anh Tuấn Email leanhtuan@ Ngày nhận bài 09 06 2019 Ngày phản biện thông qua 25 09 2019 Ngày duyệt đăng 28 09 2020 TÓM TẮT Hai thí nghiệm tiếp nối nhau với 11 tuần mỗi thí nghiệm đã được tiến hành nhằm khảo sát các phản ứng tăng trưởng của con giống tôm hùm với thức ăn có các hàm lượng lipid và n-3 HUFA khác nhau. Trong cả 2 thí nghiệm tôm hùm khối lượng ban đầu trung bình là 0 29 g được phân bổ thành các nhóm 30 con vào 16 bể 150 L được cho ăn 6 lần mỗi ngày đến mức thỏa mãn. Bốn nghiệm thức thức ăn của thí nghiệm thứ nhất có mức protein như nhau là 550 g kg-1 chất khô và bốn mức lipid đó là 60 80 100 và 120 g kg-1 chất khô . Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm hùm giống P2 đạt mức tối đa ở thức ăn có hàm lượng lipid 9 . Trong thí nghiệm thứ hai bốn nghiệm thức thức ăn có mức protein và lipid như nhau lần lượt là 550 và 97 g kg-1 chất khô và chỉ khác nhau về hàm lượng n-3 HUFA đó là 18 20 22 và 24 g kg-1 chất khô . Mức tăng trưởng tối đa của tôm hùm được xác định ở nghiệm thức có hàm lượng n-3 HUFA là 1 9 chất khô. Các kết quả cho thấy hàm lượng lipid và n-3 HUFA tối ưu trong thức ăn cho tôm hùm bông ở giai đoạn giống này lần lượt là 90 và 19 g kg-1 chất khô. Từ khóa cho ăn dinh dưỡng lipid n-3 HUFA tôm hùm bông. ABSTRACT Two successive experiments within 11 weeks each were carried out to examine growth performance of juvenile lobsters to pelleted diets. In both experiments lobsters mean initial weight of g were allocated in groups of 30 animals in 16 150-L tanks fed 6 times daily to satiation. The water quality parameters in both experiments were in adaptive ranges of lobsters. Four dietary treatments in the first