tailieunhanh - Biến động theo mùa của quần xã phiêu sinh động vật trong các ao nuôi tôm sinh thái ở xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Phiêu sinh động vật là bậc thức ăn thứ cấp trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái thuỷ sinh. Chúng có mối liên hệ mật thiết với hàm lượng dinh dưỡng trong thủy vực và là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các giai đoạn ấu trùng cũng như trưởng thành của các loài thuỷ sản trong đó có tôm sú. Bài viết đã được tiến hành để tìm hiểu biến động quần xã phiêu sinh động vật trong ao nuôi tôm sú sinh thái trong rừng ngập mặn Cà Mau. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Khoa học Tự nhiên 4 3 706-714 Open Access Full Text Article Bài nghiên cứu Biến động theo mùa của quần xã phiêu sinh động vật trong các ao nuôi tôm sinh thái ở xã Tam Giang huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau Trần Ngọc Diễm My TÓM TẮT Phiêu sinh động vật là bậc thức ăn thứ cấp trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái thuỷ sinh. Chúng có mối liên hệ mật thiết với hàm lượng dinh dưỡng trong thủy vực và là nguồn thức ăn giàu dinh Use your smartphone to scan this dưỡng cho các giai đoạn ấu trùng cũng như trưởng thành của các loài thuỷ sản trong đó có tôm QR code and download this article sú. Vì thế nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu biến động quần xã phiêu sinh động vật trong ao nuôi tôm sú sinh thái trong rừng ngập mặn Cà Mau. Mẫu được thu trong 8 ao nuôi tôm vào 2 đợt trong năm 2018 tháng 4 mùa khô và tháng 10 mùa mưa . Kết quả ghi nhận được 24 loài thuộc 20 giống 12 họ 3 ngành và 3 loại ấu trùng phiêu sinh động vật. Số lượng nhóm phiêu sinh động vật được phát hiện có sự thay đổi rõ rệt giữa các mùa 6 nhóm phiêu sinh động vật có trong các ao vào tháng 4 nhưng trong tháng 10 nhóm Rotatoria đã không xuất hiện trong bất cứ ao nào. Mật độ cá thể phiêu sinh động vật dao động từ 16592 5353 đến 53330 8769 cá thể m3 . Trong đó nhóm Copepoda chiếm hơn 50 tổng số loài và mật độ cá thể. Đánh giá mối tương quan giữa các chỉ tiêu lý hoá nước với mật độ phiêu sinh đã thể hiện rõ mối tương quan nghịch giữa mật độ cá thể và hàm lượng NO2 và độ mặn. Quần xã phiêu sinh động vật nói riêng và hệ sinh thái rừng ngập mặn nói chung có thể sử dụng làm thành phần thức ăn tự nhiên cho việc nuôi tôm sinh thái. Việc tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên này đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho việc nuôi trồng do ít tốn chi phí thức ăn như sử dụng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên mức độ đa dạng về thành phần loài của quần xã phiêu sinh động vật trong các ao nuôi chưa cao. Vì vậy cần phải có những biện pháp giúp gia tăng số lượng loài trong thuỷ vực bằng cách tạo môi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN