tailieunhanh - Hiểu biết của giảng viên về động cơ, thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nghiên cứu được thực hiện với 214 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba và 42 giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tìm hiểu sự hiểu biết của giảng viên về động cơ, nhu cầu, thái độ và việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci. 2014 Vol. 59 No. 6 pp. 159-165 HIỂU BIẾT CỦA GIẢNG VIÊN VỀ ĐỘNG CƠ THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Lê Minh Nguyệt1 Phạm Thị Thu2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Trường Đại học An ninh nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với 214 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba và 42 giảng viên ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu để tìm hiểu sự hiểu biết của giảng viên về động cơ nhu cầu thái độ và việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy Có sự khác nhau nhất định giữa đánh giá của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên về nhu cầu động cơ thái độ và mức độ thực hiện các nhiệm vụ học tập của sinh viên. Một số lĩnh vực có sự lệch nhau khá rõ về điểm số đánh giá phản ánh sự thiếu hiểu biết của giảng viên về sinh viên trên lĩnh vực đó. Có sự khác biệt tương đối rõ về mức độ hiểu biết của giảng viên về sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ ba trên các lĩnh vực được nghiên cứu. Từ khóa Hiểu biết lẫn nhau tương tác tương tác tâm lí tương hợp tâm lí. 1. Mở đầu Trong đào tạo của trường Đại học sư phạm hoạt động giảng dạy của người giảng viên không chỉ giảng giải kiến thức khoa học mà chủ yếu là tổ chức cho sinh viên hoạt động với đối tượng học qua đó hình thành và phát triển các tri thức kĩ năng thái độ năng lực nghề Denomine Roy Madeleine 2000 Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức 2009 . Theo 1998 Robert J. Marzano 2011 Phan Trọng Ngọ 2005 để tổ chức hoạt động học tập có hiệu quả người giáo viên phải hiểu biết về các nhân tố tạo tiền đề học tập của sinh viên trước hết là nhu cầu động cơ thái độ học tập. Đó là yêu cầu có tính tiên quyết trong hoạt động nghề nghiệp một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực nghề nghiệp của người giáo viên Bộ giáo dục và đào tạo 2010 . Thực tế hiện nay nhiều giảng viên chưa thực sự hiểu sinh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.