tailieunhanh - Khái niệm và đặc trưng cơ bản của giao tiếp

Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái | Khái niệm và đặc trưng cơ bản của giao tiếp Nguồn 1. Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm bản chất giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt một khía cạnh của hoạt động giao tiếp. Tuy mới hình thành mấy chục năm gần đây nhưng trong chuyên ngành Tâm lý học đã có nhiều ý kiến quan điểm thậm chí trái ngược nhau về giao tiếp. Khi tìm hiểu khám phá bản chất giao tiếp các nhà Tâm lý học đã có các hướng khá rõ nét . Trên thế gi ới Nhà tâm lý học ng-ười Mỹ Osgood cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông giao tiếp là một quá trình hai mặt Liên lạc và ảnh h-ưởng lẫn nhau. Tuy nhiên ông ch ưa đư-a ra đư-ợc nội hàm cụ thể của liên lạc và ảnh hư-ởng lẫn nhau. Sau ông nhà tâm lý học ng-ười Anh đã mô tả quá trình ảnh hư-ởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin mà nó đ-ược biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc thân thể của con ng-ười trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. Đồng thời nhà tâm lý học Mỹ cũng làm rõ khái niệm liên lạc - như là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham gia vào quá trình giao tiếp hay như là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động. Ông viết Liên lạc tr-ước hết là phư-ong pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con ngư-ời. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc khi con ng-ười sử dụng vào các tình thế tác động qua lại . Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN