tailieunhanh - Chính sách của Mạc phủ Tokugawa đối với Phật giáo và những tác động của nó
Trên cơ sở tập hợp những tư liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp cũng như kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả bài viết sẽ tập trung làm sáng tỏ vấn đề này. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2020 Volume 65 Issue 8 pp. 129-136 This paper is available online at http CHÍNH SÁCH CỦA MẠC PHỦ TOKUGAWA ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ Trần Nam Trung Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt Năm 1603 Tokugawa Ieyasu đã lập ra Mạc phủ Tokugawa mở ra thời kì hòa bình lâu dài của Nhật Bản. Nhằm duy trì sự ổn định xã hội Mạc phủ Tokugawa đã ban hành hàng loạt chính sách trên các lĩnh vực chính trị kinh tế văn hóa xã hội. Đối với Phật giáo Mạc phủ buộc các gia đình phải đăng kí sinh hoạt tôn giáo cố định tại một ngôi chùa ở địa phương yêu cầu các tông phái phải phải lập bản kê khai các tự viện trong tông phái của mình cấmviệc xây dựng các tự viện mới khích lệ việc học tập và nghiên cứu giới luật của các tự viện trong cả nước. Những chính sách đó đã để lại những tác động nhiều mặt đối với chính quyền Mạc phủ cũng như Phật giáo. Đối với Phật giáo những chính sách của Mạc phủ Tokugawa đánh dấu thời kì phục hồi nhưng bị khống chế chặt chẽ của tôn giáo này ở Nhật Bản. Những đặc quyền mà Phật giáo có được đã đem lại quyền lực rất lớn cho các ngôi chùa Phật giáo đối với người dân Nhật Bản từ nông dân tới võ sĩ. Đây cũng là thời kì chứng kiến sự phục hưng học thuật của các tông phái Phật giáo Nhật Bản. Đối với Chính quyền Mạc phủ Phật giáo bị chính quyền khống chế chặt chẽ trở thành công cụ hữu hiệu để chống lại Thiên Chúa giáo cũng như quản lí và kiểm soát cư dân củng cố trật tự xã hội phong kiến. 1. Mở đầu Mạc phủ Tokugawa nói chung những chính sách mà Mạc phủ này thực thi trong đó có chính sách đối với Phật giáo nói riêng là đề tài ít nhiều đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Có thể kể tên một số nhà nghiên cứu có đề cập đến vấn đề này George Sansom với Lịch sử Nhật Bản tập 3 Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1995 Nguyễn Văn Kim với công trình Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời Tokugawa nguyên nhân và hệ quả Nxb Thế giới xuất
đang nạp các trang xem trước