tailieunhanh - Biểu tượng cừu trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Murakami là nhà văn có biệt tài trong việc sử dụng biểu tượng. Ngoài Mèo, Giếng, Bức tường, Cừu là loại vật gần gũi trong cuộc sống của ông đã trở thành một trong những biểu tượng độc đáo. Nghiên cứu góp phần không nhỏ trong việc làm tăng thêm các tầng bậc ngữ nghĩa trong truyện kể của nhà văn, đồng thời khẳng định thêm nữa dấu ấn văn hóa Nhật Bản trong bản sắc tự sự Murakami. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2020 Volume 65 Issue 8 pp. 31-38 This paper is available online at http BIỂU TƯỢNG CỪU TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI Phan Thị Huyền Trang Trường Tiểu học THCS THPT Thực nghiệm Khoa học Giáo dục Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Murakami là nhà văn có biệt tài trong việc sử dụng biểu tượng. Ngoài Mèo Giếng Bức tường Cừu là loại vật gần gũi trong cuộc sống của ông đã trở thành một trong những biểu tượng độc đáo. Trong tiểu thuyết của mình Murakami khắc họa cừu thành biểu tượng của sức mạnh Nhật Bản biểu tượng của cái ác của dục vọng vật chất và quyền lực Đặc biệt cừu còn tham gia vào tiến trình tự sự huyền ảo mang lại nhiều nét nghĩa bất ngờ cho người đọc. Với tất cả các ý nghĩa này cừu đã góp phần không nhỏ trong việc làm tăng thêm các tầng bậc ngữ nghĩa trong truyện kể của nhà văn đồng thời khẳng định thêm nữa dấu ấn văn hóa Nhật Bản trong bản sắc tự sự Murakami. Từ khóa Haruki Murakami Cừu biểu tượng hiện thực huyền ảo nhà văn Nhật Bản. 1. Mở đầu Biểu tượng cừu xuất hiện trong nhiều nền văn hóa trên thế giới đặc biệt là văn hóa phương Tây văn hóa du mục nơi cừu trở thành loại gia súc phổ biến nhất của ngành chăn nuôi. Cừu là con vật đứng đầu trong biểu tượng 12 cung Hoàng đạo ở Phương Tây với tên gọi là Bạch Dương Aries ký tự là một con cừu núi 1 . Trong tín ngưỡng của Kitô giáo cừu là hình ảnh biểu tượng cho những người Kitô hữu được Thiên Chúa chăn dắt còn con cừu non với màu trắng tinh khôi luôn luôn xuất hiện như một biểu tượng quyền lực của mùa xuân nó hiện thân cho thắng lợi của sự phục sinh cho sự chiến thắng thường xuyên lặp lại của sự sống đối với cái chết. Chính chức năng mẫu gốc ấy đã làm con cừu non trở thành vật hiến sinh để cầu phúc chủ yếu tức là con vật mà con người dâng hiến bảo đảm sự cứu rỗi của bản thân mình 1 232 . Trong văn hóa Á Đông cừu cũng được xếp là một trong lục súc cùng với dê. Với đặc điểm hiền lành thuần tính dễ nuôi sống theo bầy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN