tailieunhanh - “Nhại” và “tối giản” trong cô nàng cửa hàng tiện ích của Murata Sayaka

Cô nàng cửa hàng tiện ích là tiểu thuyết thứ 10 của nữ văn sĩ trẻ Nhật Bản Murata Sayaka. Bằng lối kể chuyện dung dị nhưng không kém phần hóm hỉnh, bằng văn phong hậu hiện đại với những biểu hiện như nhại (parody) và tối giản (minimalism), thông qua nhân vật chính Keiko, tác giả đã đưa ra thông điệp về một kiểu nhân vật mới của thời hiện tại: Nhân vật vô tính. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2020 Volume 65 Issue 8 pp. 23-30 This paper is available online at http NHẠI VÀ TỐI GIẢN TRONG CÔ NÀNG CỬA HÀNG TIỆN ÍCH CỦA MURATA SAYAKA Đào Thị Thu Hằng Phòng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt Cô nàng cửa hàng tiện ích là tiểu thuyết thứ 10 của nữ văn sĩ trẻ Nhật Bản Murata Sayaka. Bằng lối kể chuyện dung dị nhưng không kém phần hóm hỉnh bằng văn phong hậu hiện đại với những biểu hiện như nhại parody và tối giản minimalism thông qua nhân vật chính Keiko tác giả đã đưa ra thông điệp về một kiểu nhân vật mới của thời hiện tại nhân vật vô tính. Đồng thời thông qua biểu hiện của nhại và tối giản tác phẩm cũng đặt ra nhiều vấn đề về cái bình thường và cái bất thường cũng như những giá trị cốt lõi của cuộc sống con người. Từ khoá Nhại Tối giản Murata Sayaka Cô nàng cửa hàng tiện ích. 1. Mở đầu Murata Sayaka nữ văn sĩ trẻ đang là hiện tượng mới trên văn đàn Nhật Bản. Sự kiện cuốn tiểu thuyết ngắn Cô nàng cửa hàng tiện ích Konbini Ningen - Convenient Store Woman - 2016 được dịch sang tiếng Anh và phát hành ngoài nước Nhật năm 2018 là dấu mốc quan trọng khiến Murata trở thành văn sĩ toàn cầu. Trả lời phỏng vấn với Maari Surawara nhân dịp Liên hoan Văn học Quốc tế Toronto 2019 và cuốn sách Cô nàng cửa hàng tiện ích được dịch và xuất bản tại Canada Murata Sayaka đã nói rõ rằng Ý thức về sự phù hợp là một chủ đề lớn đối với tôi kể từ khi tôi còn nhỏ . Việc đấu tranh giữa cái bình thường và cái bất thường luôn song hành tồn tại trong cả điều tốt lẫn điều xấu. Là một đứa trẻ nhạy cảm Murata thậm chí còn nghi ngờ ngay cả khi được cha mẹ yêu thương vô điều kiện. Sau này khi bước vào văn nghiệp cô luôn viết về những người phụ nữ bị coi là bất thường. Những cô gái có vấn đề với cha mẹ hoặc những cô gái đấu tranh để sống bình thường 1 . Ngay sau đó cuốn sách đã được An Vy dịch ở Việt Nam do nhà xuất bản Hà Nội và công ti Nhã Nam phát hành 2 như một thông điệp về cái .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN