tailieunhanh - Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh ở Trung Quốc qua các thời kì

Trong bối cảnh Văn học so sánh với tư cách một hệ thống lí thuyết và phương pháp luận được tiếp nhận và ứng dụng một cách khá “nhỏ rọt” ở Việt Nam, đồng thời cũng chưa được xây dựng thành một chuyên ngành đào tạo độc lập trong hệ thống các khoa, trường đại học ở Việt Nam; những vấn đề mà bài nghiên cứu này đặt ra và tiến hành giải quyết do đó có tính thời sự và ý nghĩa học thuật nhất định. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2020 Volume 65 Issue 8 pp. 10-22 This paper is available online at http TIẾP NHẬN VÀ ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT VĂN HỌC SO SÁNH Ở TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ Ngô Viết Hoàn Viện Văn học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt Lấy thời điểm Hiệp hội Văn học so sánh Trung Quốc được thành lập vào năm 1985 làm điểm đối sánh dựa trên phân kì lịch sử phát triển của bộ môn văn học so sánh tại Trung Quốc bài viết này tiến hành khảo cứu một cách toàn diện về hệ thống tư liệu và các dữ kiện lịch sử liên quan. Qua đó khái quát các đặc điểm nổi trội về việc tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh tại Trung Quốc qua ba giai đoạn Giai đoạn tiền lịch sử 1906-1949 giai đoạn phi chuyên ngành và ngoại diên hoá 1949-1985 và giai đoạn chuyên ngành hoá phát triển toàn diện 1985-nay . Phác hoạ bức tranh sinh động về văn học so sánh cũng như xu hướng phát triển của nó tại Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cung cấp tham chiếu khả tín cho việc xây dựng chuyên ngành đào tạo này trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Từ khoá văn học so sánh phong trào du học tiếp nhận lí thuyết Trung Quốc. 1. Mở đầu Mặc dù văn học so sánh với tư cách một khoa học độc lập được tiếp nhận và giới thiệu từ phương Tây tuy thế từ lịch sử phát triển của bộ môn này tại Trung Quốc dễ nhận thấy văn học so sánh tại nước này có một lịch sử phát triển độc đáo của riêng mình. Dựa trên tiến trình lịch sử này có thể nhận thấy văn học so sánh ở Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn phát triển bao gồm Giai đoạn Tiền lịch sử với tư cách một phương pháp nghiên cứu 1906-1949 Giai đoạn phi chuyên ngành và ngoại diên hoá 1949-1985 Giai đoạn chuyên ngành hoá và phát triển toàn diện 1985- nay . Trên phương diện này Vương Quốc Duy và Lỗ Tấn có thể xem như những nhà nghiên cứu văn học so sánh đầu tiên ở Trung Quốc. Bình luận Hồng lâu mộng của Vương Quốc Duy và Lí thuyết về thơ Moro của Lỗ Tấn đã đặt nền tảng cho sự phát triển

TỪ KHÓA LIÊN QUAN