tailieunhanh - Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền. Kết quả chỉ ra trầm tích rừng ngập mặn ven sông có các chỉ tiêu thành phần nước, vật chất hữu cơ, tổng nitơ, tổng carbon hữu cơ và tỉ số C/N thấp hơn so với trầm tích rừng ngập mặn phía trong. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Các Khoa học Trái đất và Môi trường Tập 34 Số 4 2018 35-46 Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền Nguyễn Tài Tuệ1 2 Lưu Việt Dũng2 Nguyễn Đình Thái1 Mai Trọng Nhuận1 2 1 Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu cấp ĐHQGHN 2 Nhận ngày 21 tháng 8 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 12 năm 2018 Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền. Kết quả chỉ ra trầm tích rừng ngập mặn ven sông có các chỉ tiêu thành phần nước vật chất hữu cơ tổng nitơ tổng carbon hữu cơ và tỉ số C N thấp hơn so với trầm tích rừng ngập mặn phía trong. Ngược lại các chỉ tiêu dung trọng trầm tích đồng vị bền δ13C và δ15N trong trầm tích của rừng ngập mặn ven sông có xu thế cao hơn so với trong rừng ngập mặn phía trong. Đặc điểm tương quan phi tuyến tính giữa giá trị δ13C và tỉ số C N chứng tỏ vật chất lơ lửng và thực vật phù du là nguồn carbon hữu cơ chính trong trầm tích rừng ngập mặn ven sông trong khi đó nguồn carbon hữu cơ trong trầm tích rừng ngập mặn phía trong có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật ngập mặn. Các kết quả nghiên cứu này đã chứng minh thành phần và nguồn gốc carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở VQG Mũi Cà Mau có sự biến đổi theo đặc điểm rừng ngập mặn và theo khoảng cách từ bờ sông vào phía trong rừng. Các kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về xác định vai trò sinh thái của rừng ngập mặn trong duy trì đa dạng sinh học các loài động vật thủy sinh và phục hồi cổ môi trường ở khu vực bãi triều ven biển có rừng ngập mặn bằng phương pháp đồng vị bền. Từ khóa Rừng ngập mặn trầm tích carbon hữu cơ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.