tailieunhanh - Xứ đảo thần tiên giữa Thái Bình Dương

Sau 3 giờ trên máy bay từ sân bay Brisbane (Australia), tôi đặt chân lên đất Solomon Islands. Có lẽ nhiều quí vị đọc bài viết này phải mở bản đồ may ra mới tìm được xứ đó nằm ở đâu Solomon yên bình giữa biển khơi. Có internet không dây, không đèn tín hiệu giao thông | Xứ đảo thần tiên giữa Thái Bình Dương Sau 3 giờ trên máy bay từ sân bay Brisbane Australia tôi đặt chân lên đất Solomon Islands. Có lẽ nhiều quí vị đọc bài viết này phải mở bản đồ may ra mới tìm được xứ đó nằm ở đâu Solomon yên bình giữa biển khơi. Có internet không dây không đèn tín hiệu giao thông Trong đời chưa bao giờ tôi nghĩ lại đặt chân đến nơi xa tít tắp giữa Thái Bình Dương với hơn một nghìn hòn đảo diện tích 28 nghìn km2 bao gồm đảo và biển với hơn nửa triệu dân trong đó tộc Melanesia chiếm tới 94 . Thủ đô Honiara nằm trên đảo Guadalcanal. Nơi tôi đang ngồi viết bài có internet không dây trước mặt là biển êm đềm sau lưng là khách sạn Kitano Mendana nằm trên phố chính của Honiara. Muốn về Hà nội cần 3 tiếng bay đi Brisbane rồi từ đó mất thêm 7 tiếng tới Singapore và thêm 2 giờ để tới về Hà Nội. Một ngày đêm về đến Việt Nam là may lắm. Ngày xưa học lịch sử nói rằng mặt trời không bao giờ lặn ở Vương quốc Anh tôi không tin. Hôm nay cầm đồng 5 hào có ảnh hoàng hậu Elisabeth II đi taxi tay lái nghịch mới nhận ra quốc đảo Solomon dù cách xa London hàng chục ngàn dặm vẫn nấp bóng sư tử già nua. Dưới trướng nước Anh và ảnh hưởng của Úc rất lớn nhưng dân Solomon rất nghèo có thể so với vùng Quảng Trị nhà ta. Biển xanh cát trắng cá tôm đầy ắp rừng xanh bạt ngàn nhưng không có gì để ăn. Có lẽ vì thế mà dân ngoại quốc đang đổ xô tới đây để xem những gì còn gin trước khi cơn sốt phát triển xóa đi những nền văn hóa lâu đời ở miền biển nam Thái Bình Dương này. Người ta cho rằng xứ Solomon được người Melanesia tới sống từ mấy ngàn năm trước. Tới năm 1890 đế quốc Anh tới đây và đặt quyền cai trị. Solomon được độc lập vào năm 1976. Tôi tới đây đúng vào dịp dân Honiara nghỉ Quốc khánh 7-7-1976. Tiếng Anh rất phổ biến dù có tới gần 60 thổ ngữ khác nhau. Tòa nhà Quốc hội của Honiara. Với mô hình Thủ tướng đứng đầu và nghị viện kiểu Anh chính quyền Solomon đã trải qua thăng trầm vì xung đột sắc tộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm. Đất nước đã trải qua nội chiến những .