tailieunhanh - Sự đa dạng các loài vi khuẩn đóng vai trò chủ đạo phân hủy chất hữu cơ trong nước sông Cái

Vi khuẩn đóng vai trò chính phân hủy chất hữu cơ trong nước sông. Kết quả nghiên cứu cho đối tượng sông Cái, là một nhánh của sông Đồng Nai, có vai trò hết sức quan trọng đối với Căn cứ 696, Vùng 2 Hải quân, thông qua phương pháp Maldi-Tof xác định 6 loài vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chủ đạo phân hủy chất hữu cơ trong nước sông. | Nghiên cứu khoa học công nghệ SỰ ĐA DẠNG CÁC LOÀI VI KHUẨN ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ ĐẠO PHÂN HỦY CHẤT HỮU CƠ TRONG NƯỚC SÔNG CÁI Nguyễn Văn Sơn Tóm tắt Vi khuẩn đóng vai trò chính phân hủy chất hữu cơ trong nước sông. Kết quả nghiên cứu cho đối tượng sông Cái là một nhánh của sông Đồng Nai có vai trò hết sức quan trọng đối với Căn cứ 696 Vùng 2 Hải quân thông qua phương pháp Maldi-Tof xác định 6 loài vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chủ đạo phân hủy chất hữu cơ trong nước sông. Từ khóa Vi khuẩn Maldi-Top Sông Cái. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vi sinh vật được xem là nhân tố chính của quá trình tự làm sạch nước tự nhiên. Chúng phân hủy và sử dụng các chất hữu cơ hòa tan để xây dựng tế bào cho cơ thể và biến thành các chất vô cơ trong nước. Trong nước có nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn nấm mốc nấm men xạ khuẩn vi rút siêu vi khuẩn . Trong những loại này vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn hiếu khí đóng vai trò chính phân hủy các chất hữu cơ trong nước sông 1 . Sông Cái là một nhánh của sông Đồng Nai chảy qua địa bàn các xã Đại Phước Long Tân và Phú Thạnh của huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Sông Cái với chiều dài khoảng 10km chiều rộng 220-380m độ sâu giữa dòng 15-20m tùy theo từng vị trí. Sông Cái có các chức năng vận tải giao thông thủy vận chuyển phù sa sản xuất cung cấp nước cho sinh hoạt và tưới tiêu bảo vệ thoát lũ tiếp nhận và đồng hóa các chất ô nhiễm điều hòa vi khí hậu . Sông Cái có vai trò hết sức quan trọng đối với Căn cứ 696 Vùng 2 Hải quân. Việc định danh các loài vi khuẩn hiếu khí chủ đạo nhằm minh chứng rõ ràng hơn cho quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước sông bởi vi khuẩn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Vật liệu Chủng vi khuẩn thu qua mẫu nước lấy từ sông Cái mẫu thu tại 5 vị trí mỗi vị trí cách nhau khoảng 2 0-2 5 km kí hiệu từ N1-N5 . Tại từng vị trí lấy 9 mẫu giữa dòng lấy 3 mẫu theo độ sâu giữa bờ phải lấy 2 mẫu theo độ sâu giữa bờ trái lấy 2 mẫu theo độ sâu bờ phải lấy 1 mẫu và bờ trái lấy 1 mẫu. Các mẫu được lấy sau đó trộn chung với nhau tạo thành 1 mẫu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN