tailieunhanh - Quyết định số 1846/QĐ-BYT

Quyết định số 1846/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn Giám sát và phòng chống dịch cúm A(H1N1) | BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 1846 QĐ- BYT Hà Nội ngày 27 tháng 05 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DÃN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A H1N1 BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 188 2007 NĐ-CP ngày 27 12 2007 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Hướng dẫn Giám sát và phòng chống dịch cúm A H1N1 . Điều 2. Hướng dẫn Giám sát và phòng chống dịch cúm A H1N1 là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước bán công và tư nhân trên tòan quốc. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Các Ông Bà Chánh Văn phòng Bộ Chánh Thanh tra Bộ Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường và Vụ trưởng các Vụ Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế Viện trưởng Các Viện thuộc hệ y tế dự phòng Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương Thủ trưởng y tế các ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trịnh Quân Huấn HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A H1N1 Ban hành kèm theo Quyết định số 1846 QĐ-BYT ngày 27 5 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế 1. Đặc điểm chung của bệnh Bệnh cúm A H1N1 là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A bệnh do một vi rút cúm A H1N1 mới. Đây là một vi rút mới chưa từng được ghi nhận trước đây. Vi rút cúm mới này có các vật liệu di truyền do sự tái tổ hợp của vi rút cúm lợn vi rút cúm gia cầm không phải H5 và vi rút cúm người. Triệu chứng của người mắc bệnh do vi rút cúm mới giống với hội chứng cúm mùa bệnh diễn biến cấp tính từ nhẹ đến nặng từ sốt ho đau họng chảy nước mắt nước mũi đau người đau đầu rét run mệt mỏi một số trường hợp có tiêu chảy nôn đến viêm phổi nặng và tử vong. Thời kỳ ủ bệnh từ 1 đến 7 ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh từ 1 ngày .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN