tailieunhanh - Chuẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng
Chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1732 /QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) I. ĐẠI CƯƠNG - Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối | BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc HƯỚNG DẪN Chẩn đoán điều trị bệnh tay-chân-miệng Ban hành kèm theo Quyết định số 1732 QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế I. ĐẠI CƯƠNG - Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 EV71 . Biểu hiện chính là tổn thương da niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng lòng bàn tay lòng bàn chân mông gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não viêm cơ tim phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. - Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. - Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. - Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh đặc biệt là trong các đợt bùng phát. II. CHẨN ĐOÁN 1. Lâm sàng . Triệu chứng lâm sàng a Giai đoạn ủ bệnh 3-7 ngày. b Giai đoạn khởi phát Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ mệt mỏi đau họng biếng ăn tiêu chảy vài lần trong ngày. c Giai đoạn toàn phát Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh - Loét miệng vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng lợi lưỡi. - Phát ban dạng phỏng nước Ở lòng bàn tay lòng bàn chân gối mông tồn tại trong thời gian ngắn dưới 7 ngày sau đó để lại vết thâm. - Sốt nhẹ. - Nôn. - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. - Biến chứng thần kinh tim mạch hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. d Giai đoạn lui bệnh Thường từ 3-5 ngày .
đang nạp các trang xem trước