tailieunhanh - Tìm hiểu về nhà văn Vũ Trọng Phụng

Tài liệu trình bày khái quát cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan niệm nghệ thuật, tiểu thuyết và tiểu thuyết phóng sự trong văn chương Vũ Trọng Phụng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung. | VŨ TRỌNG PHỤNG 1. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 trong một gia đình rất nghèo ở Hà Nội mà theo lời Ngô Tất Tố là nghèo gia truyền . Ông thân sinh là Vũ Văn Lân quê ở Hưng Yên vốn làm nghề thợ điện ở xưởng xe ôtô Ch. Biollot ở Hà Nội nhưng ông mất lúc Vũ Trọng Phụng mới 7 tháng tuổi. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách kiếm sống bằng nghề khâu vá thuê là người tỉnh Hà Đông nay là thành phố Hà Nội . Sau khi chồng mất bà ở vậy tần taor nuôi con từ năm 24 tuổi và được đánh giá là một người mẹ chí từ của một người con chí hiếu . Vũ Trọng Phụng thuở bé lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và được cắp sách đến trường. Năm 1921 ông bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi rồi trường Hàng Kèn sau đó nữa là trường Sinh Từ. Là một trong những lứa thanh niên được học tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ đầu tiên của nước ta Vũ Trọng Phụng vô cùng thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. Tuy vậy tuổi thơ của ông không được suôn sẻ. Trong môi trường học đường với xuất thân nghèo khó lại mồ côi nên ông bị tách biệt với các học trò khá giả không biết đến sự đồng cảm khác. Điều này làm ông mang trong mình sự tự ti yếu đuối và cô độc. Chính sự mặc cảm đã dồn nén và ngày càng lớn lên trong lòng cậu Tý tên sữa của Vũ Trọng Phụng rồi sau này lại biến thành nỗi uất ức bi phẫn với cuộc đời với xã hội. Năm 1926 khi mới 15 tuổi Vũ Trọng Phụng đã đỗ bằng Tiểu học. Với gia cảnh khó khăn ông lựa chọn thi vào trường Sư phạm sơ cấp với hi vọng tìm được học bổng để đỡ đần phần nào cho gia đình nhưng không thành. Từ đó ông bắt đầu bươn trải kiếm sống và lăn lội trong cuộc đời xô bồ. Khoảng tháng 10 năm 1926 Vũ Trọng Phụng xin vào làm thư kí cho nhà hàng Godard nhưng chỉ vài tháng đã bị đuổi việc do quá say mê văn chương mà lơ là công việc. Năm 1927 ông lại xin vào đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông Viễn Đông ấn quán IDEO . Nhưng lần nữa vì đam mê mà ông đã viết văn trong giờ làm việc nên chỉ sau 2 năm ông lại bị sa thải. Đây cũng là cơ duyên đầu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN