tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây gừng bản địa ở Bắc Kạn (Gừng đá)

Luận án nghiên cứu nhằm xác định loài, đặc điểm sinh học, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học tinh dầu và xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô từ lát cắt chồi góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen gừng bản địa Bắc Kạn. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ XUÂN DƢƠNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TÊN KHOA HỌC QUY TRÌNH NHÂN GỐNG IN VITRO VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA TINH DẦU CÂY GỪNG BẢN ĐỊA Ở BẮC KẠN GỪNG ĐÁ Chuyên ngành Công nghệ sinh học Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Đặng Trọng Lƣơng 2. TS. Đỗ Tuấn Khiêm Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ngày .tháng .năm . Có thể tìm kiếm luận án tại thƣ viện 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây gừng bản địa ở Bắc Kạn Gừng đá được xếp vào nhóm cây quý hiếm cần được bảo tồn theo Quyết định số 80 2005 QĐ-BNN ngày 05 12 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Gừng đá là loài bản địa mang tính chất đặc sản của tỉnh Bắc Kạn chúng được phân bố chủ yếu ở các xã Liêm Thủy Xuân Dương thuộc huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng Gừng đá của người dân địa phương và du khách khi đến Bắc Kạn tăng cao đặc biệt vào các dịp lễ tết giá thành thường dao động từ 600 nghìn đến một triệu đồng 1kg tươi. Điều này dẫn đến việc khai thác ngày càng cạn kiệt nguồn gen Gừng đá mọc tự nhiên. Mặc dù hiệu quả kinh tế cao nhưng hiện nay Gừng đá được trồng chủ yếu theo kinh nghiệm diện tích manh mún nhỏ lẻ việc nhân và giữ giống vẫn theo kinh nghiệm của người dân do vậy củ giống không đảm bảo về chất lượng nhiễm bệnh nhiều và dần thoái hóa. Hơn nữa hiện nay tên khoa học của loài này chưa được xác định cụ thể. Do đặc điểm hình thái của cây có nhiều đặc điểm giống với cây gừng thường Zingiber officinarum Roscoe nên hiện được xếp vào chi Gừng Zingiber tên khoa học trong Quyết định số 80 2005 QĐ-BNN là Zingiber sp. . Nhằm tạo cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học phục vụ cho công tác định

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.