tailieunhanh - Biểu tượng “quạ đen” trong tiểu thuyết quạ đen của Cửu Đan

Là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan, Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Qua tác phẩm này, tác giả thể hiện cái nhìn hết sức thành thật, nghiệt ngã về giới mình, cũng như về con người nói chung của cuộc sống hiện đại. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ, vừa quen, trong đó nổi bật là hình ảnh “quạ đen”. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI Social Sci. 2015 Vol. 60 No. 3 pp. 7-13 This paper is available online at http BIỂU TƯỢNG QUẠ ĐEN TRONG TIỂU THUYẾT QUẠ ĐEN CỦA CỬU ĐAN Nguyễn Thị Mai Chanh Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Qua tác phẩm này tác giả thể hiện cái nhìn hết sức thành thật nghiệt ngã về giới mình cũng như về con người nói chung của cuộc sống hiện đại. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật đặc biệt là nhân vật nữ Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ vừa quen trong đó nổi bật là hình ảnh quạ đen . Đây là một biểu tượng văn hóa thế giới vốn được sử dụng với nhiều biến đổi đa dạng về ý nghĩa. Đi vào tác phẩm của Cửu Đan biểu tượng này một lần nữa thể hiện sự giàu có của lớp nghĩa phái sinh giúp nhà văn mở rộng trường liên tưởng khám phá phát lộ những bí ẩn chìm khuất nơi cõi sâu vô thức của con người. Từ khóa Quạ đen Cửu Đan biểu tượng quạ đen . 1. Mở đầu Quạ đen là tác phẩm xuất sắc của nữ nhà văn Cửu Đan. Nhà phê bình văn học Trung Quốc - Lý Đà từng đánh giá tác phẩm này rất có khả năng trở thành kinh điển và tồn tại trong lịch sử văn học Trung Quốc 1 . Được coi là tiếng thét của nữ giới đại diện cho phái yếu toàn nhân loại đối với xã hội nam quyền và xã hội đồng tiền 1 Quạ đen hướng vào một đề tài quen thuộc nhưng có lối khám phá riêng. Đó là những con người với số phận đầy bi kịch bi kịch tha hóa nhân cách tự đánh mất mình bi kịch đổ vỡ niềm tin bi kịch cô đơn tuyệt vọng không lối thoát. . . Nguyên nhân của những bi kịch được lí giải từ nhiều phía do môi trường xã hội tha hóa do sức ép của hoàn cảnh trớ trêu do sự kì thị của cộng đồng song trước hết là do chính bản thân họ với những tham vọng ảo tưởng và bản tính đố kị hẹp hòi. Để khắc sâu bi kịch của các nhân vật đặc biệt là nhân vật nữ Cửu Đan đã sử dụng một hệ thống biểu tượng vừa lạ vừa quen như hoa hồ cơ bóng tối