tailieunhanh - Đặc trưng vật lý, thạch học của đá chứa Pliocene khu vực trung tâm bể sông Hồng

Bài viết giới thiệu kết quả phân tích mẫu thạch học, mẫu lõi, FMI và minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để làm rõ đặc trưng của đá chứa Pliocene ở khu vực trung tâm bể Sông Hồng. Đó là các lớp cát kết mỏng, mịn nằm xen kẹp các lớp bột/sét kết mỏng bở rời được hình thành trong môi trường từ thềm ngoài đến biển sâu với độ hạt từ mịn đến rất mịn, độ chọn lọc từ tốt đến rất tốt, hình dạng hạt bán góc cạnh đến bán tròn cạnh. | Đặc trưng vật lý thạch học của đá chứa Pliocene khu vực trung tâm bể sông Hồng - PETROVIETNAM TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 8 - 2019 trang 21 - 28 ISSN-0866-854X ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ CHỨA PLIOCENE KHU VỰC TRUNG TÂM BỂ SÔNG HỒNG Trần Thị Thanh Thúy1 Nguyễn Tiến Thịnh1 Nguyễn Thanh Tùng1 Đỗ Quang Đối2 Nguyễn Hoàng Anh1 Nguyễn Thị Thanh Thủy1 1 Viện Dầu khí Việt Nam 2 Hội Dầu khí Việt Nam Email thuyttt@ Tóm tắt Bài báo giới thiệu kết quả phân tích mẫu thạch học mẫu lõi FMI và minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để làm rõ đặc trưng của đá chứa Pliocene ở khu vực trung tâm bể Sông Hồng. Đó là các lớp cát kết mỏng mịn nằm xen kẹp các lớp bột sét kết mỏng bở rời được hình thành trong môi trường từ thềm ngoài đến biển sâu với độ hạt từ mịn đến rất mịn độ chọn lọc từ tốt đến rất tốt hình dạng hạt bán góc cạnh đến bán tròn cạnh. Đá chứa Pliocene ở khu vực này được đánh giá từ khá đến rất tốt chủ yếu là các độ rỗng nguyên sinh có độ liên thông khá đến tốt dù đôi chỗ bị lấp nhét bởi các khoáng vật tại sinh phân lớp mỏng độ gắn kết yếu với độ rỗng hiệu dụng trung bình trong khoảng 20 - 30 độ thấm từ 2 - . Từ khóa Pliocene đá chứa cát kết địa vật lý giếng khoan thạch học bể Sông Hồng. 1. Giới thiệu Pliocene. Năm 2009 cũng đối tượng chứa này tại cấu tạo Y giếng khoan 113-B-2X cho dòng khí 291 nghìn m3 ngày. Bể Sông Hồng là bể trầm tích Đệ Tam nằm trong Một loạt các giếng khoan khác tại cấu tạo T Lô 111 04 X Lô khoảng 106º9 44 - 110º0 18 kinh độ Đông 14o0 - 21o30 vĩ độ Bắc. Phía Bắc bể độ sâu nước biển thay đổi trong khoảng 20 - 40m. Địa hình đáy biển thoải dần về phía Đông Nam và đạt chiều sâu lớn nhất tại khu vực giáp bể Phú Khánh và trũng Đông Bắc Tri Tôn. Vùng trung tâm độ sâu nước biển thay đổi trong khoảng 20 - 90m với chiều dày

TỪ KHÓA LIÊN QUAN