tailieunhanh - Đặc san tuyên truyền pháp luật – Chủ đề: Một số vấn đề chung của bộ Luật Hình sự

Tài liệu trình bày khái niệm Luật Hình sự Việt Nam; vai trò của bộ Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam; khái quát sự cần thiết ban hành bộ luật Luật Hình, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13; một số nội dung cơ bản của bộ Luật Hình sự năm 2015 . | Đặc san tuyên truyền pháp luật Chủ đề Một số vấn đề chung của bộ Luật Hình sự HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số 01 2017 CHỦ ĐỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Chịu trách nhiệm nội dung 1. Thị Oanh Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội 2. TS. Vũ Hải Anh Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội 3. ThS. Phạm Văn Báu Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội 4. ThS. Lưu Hải Yến Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội 5. ThS. Mai Thị Thanh Nhung Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội 6. ThS. Nguyễn Thành Long Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội 7. ThS. Lê Thị Diễm Hằng Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học luật Hà Nội HÀ NỘI NĂM 2017 I. KHÁI NIỆM LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Luật hình sự được hiểu là tập hợp có hệ thống các quy phạm pháp luật xác định rõ những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với người đã thực hiện các tội phạm Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam luật hình sự có đối tượng điều chỉnh phương pháp điều chỉnh riêng đồng thời tuân theo một hệ thống các nguyên tắc riêng biệt và có những nhiệm vụ riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể đó là Nhà nước và người phạm tội. Trong đó quyền của chủ thể này tương ứng sẽ là nghĩa vụ của chủ thể còn lại. Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải chịu TNHS v ề vi ệc th ực hi ện t ội phạm thông qua các hoạt động tố tụng như điều tra truy tố xét xử thi hành án. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu TNHS chịu bị điều tra truy tố xét xử thi hành án tuy vậy họ cũng có quyền yêu cầu Nhà nước truy cứu họ đúng với các quy định của pháp luật đúng người đúng tội. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.