tailieunhanh - Ứng dụng mô hình thực hành theo dự án trong đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội ở trường Đại học Hồng Đức

Bài viết phân tích những ưu điểm, hạn chế của các mô hình thực hành Công tác xã hội trên thế giới; đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong đào tạo thực hành ngành Công tác xã hội. Từ đó, đưa ra cách thức, quy trình ứng dụng mô hình thực hành theo dự án trong đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội ở trường Đại học Hồng Đức. | Ứng dụng mô hình thực hành theo dự án trong đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội ở trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỰC HÀNH THEO DỰ ÁN TRONG ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Phan Như Đại1 Hoàng Thanh Hải2 TÓM TẮT Từ phân tích những ưu điểm hạn chế của các mô hình thực hành Công tác xã hội trên thế giới. Bài viết đưa ra những thuận lợi khó khăn trong đào tạo thực hành ngành Công tác xã hội. Từ đó đưa ra cách thức quy trình ứng dụng mô hình thực hành theo dự án trong đào tạo chuyên ngành CTXH ở trường Đại học Hồng Đức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng. Vì vậy đào tạo CTXH chủ yếu là đào tạo tay nghề chứ không chỉ lý thuyết hàn lâm. Do đó chương trình đào tạo CTXH bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Người học CTXH ngoài việc học lý thuyết trên lớp phải thực hành để rèn luyện các kỹ năng làm việc với cá nhân gia đình nhóm và cộng đồng. Trong chương trình đào tạo của các trường CTXH trên thế giới thời lượng thực hành cho hệ cử nhân không dưới 450 giờ cho đào tạo thạc sỹ trên dưới 900 giờ. Chẳng hạn tại trường Đại học Regina Canada sinh viên CTXH hệ cử nhân phải thực hành 700 giờ tương đương với 20 tuần. Thời gian giành cho thực hành chiếm 35 toàn thời gian của các môn chuyên nghiệp. Trong chương trình đào tạo ngành Xã hội học CTXH tại trường Đại học Hồng Đức ngoài thời gian học lý thuyết sinh viên phải học thực hành 5 tín chỉ cho học phần CTXH với cá nhân và Nhóm 5 tín chỉ cho thực hành học phần Tổ chức và Phát triển Cộng đồng và 8 tín chỉ thực tập. Các cơ sở để sinh viên thực hành bao gồm trường học từ cấp I đến cấp III các bệnh viện trung tâm y tế dự phòng các phường xã. Vì vậy phải áp dụng một trong những mô hình thực hành cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của hiện tại của Nhà trường. 2. MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra quy trình ứng dụng mô hình thực hành theo dự án. - Đưa ra các giải pháp để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.