tailieunhanh - Vị thế thương mại của Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa (1897-1945)

Bài viết khái quát về kinh tế thương mại Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945; vị thế thương mại của Pháp so với các quốc gia Âu, Mỹ; vị thế thương mại của Pháp so với các quốc gia không thuộc đế chế Pháp. | Vị thế thương mại của Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa 1897-1945 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 31. 2016 VỊ THẾ THƯƠNG MẠI CỦA PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA 1897 - 1945 Nguyễn Thị Định1 Cù Minh Toàn2 TÓM TẮT Pháp có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1897 - 1945. Người Pháp vừa là đối tác vừa là chủ nhân của mọi hoạt động giao thương Việt - Pháp Vị thế thương mại của Pháp phản ánh tính chất lệ thuộc cao độ của ngoại thương và kinh tế Việt Nam cũng như bản chất thực dân xâm lược và nô dịch thời cận đại. Từ khóa Vị thế thương mại. 1. MỞ ĐẦU Trong quan hệ thương mại với Việt Nam Pháp là một đối tác đặc biệt hoạt động trao đổi buôn bán giữa hai bên thời thuộc địa cũng nhiều lúc thịnh suy. Có thời điểm tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Pháp đạt đỉnh 2460 triệu phơ-răng fr năm 1939 7 nhưng có thời điểm rớt xuống đáy như năm 1943 0 1 triệu fr 8 . Năm 1930 Pháp chiếm lĩnh 59 24 thị phần hàng hóa nhập khẩu vào Đông Dương nhưng năm 1918 chỉ bằng 13 58 20 . Vậy có thể xác định vị thế của Pháp nước Pháp - chính quốc trong gần 5 thập kỷ quan hệ thương mại với Việt Nam như thế nào Giải đáp câu hỏi này góp phần làm rõ một số vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam - các nước Âu Mỹ lịch sử thương mại Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam thời cận đại. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . Khái quát về kinh tế thương mại Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1945 Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm 1884 và bình định Việt Nam 1896 thực dân Pháp triển khai chương trình khai thác đại quy mô 1897 - 1913 1919 - 1929 nhằm mục đích biến Việt Nam - Đông Dương thành thị trường giành riêng cho Pháp. Người Pháp nhanh chóng xây dựng hệ thống thiết bị lớn công trình thủy nông và giao thông đường thủy đường sắt đường bộ bến cảng đồng thời tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và thương mại. Tổng số vốn đầu tư từ chính quốc vào Đông Dương ước tính 6 7 tỉ fr vàng đứng sau An-giê-ri xếp thứ hai trong đế chế Pháp 24 . Chương .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.