tailieunhanh - Trang phục Hàn Quốc qua các thời kì lịch sử

Trong quá trình hội nhập và phát triển Việt Nam đang tiếp thu một cách tự nhiên nền văn hóa tương đồng của Hàn Quốc đặc biệt là trang phục. Tuy nhiên, việc tiếp thu văn hóa ngoại lai cũng đồng nghĩa với việc phát huy và giữ gìn văn hóa, bản sắc của đất nước. Bài nghiên cứu đã khái quát phần nào quá trình phát triển của trang phục Hàn Quốc trong dòng chảy của lịch sử. | Trang phục Hàn Quốc qua các thời kì lịch sử HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 TRANG PHỤC HÀN QUỐC QUA CÁC THỜI KÌ LỊCH SỬ SVTH Bùi Thị Thuỳ Vân Phạm Thị Thiên Hương Bùi Phương Thảo Đoàn Vân Thùy Nguyễn Bích Ngọc Lớp 3H-10 GVHD Nguyễn Nam Chi I. TRANG PHỤC HÀN QUỐC THEO DÒNG CHẢY LỊCH SỦ 1. Trang phục thời thượng cổ. Dân tộc HQ thuộc chủng người Mông Cổ ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Altai sinh hoạt theo hình thức hái lượm sống trên lưng ngựa của các dân tộc du mục phương bắc. Trang phục của dân tộc Hàn được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên tam hàn tứ ôn ba ngày lạnh bốn ngày nóng thuộc kiểu đới á hàn kết hợp với ảnh hưởng của dòng thống dân du mục phương bắc. Cấu trúc cơ bản của trang phục được chia thành các phần cơ bản là mũ áo áo khoác quần giầy. Trang phục của người dân ở thời kỳ đá mới được chia ra làm hai phần là trên dưới rõ ràng gồm áo và quần. Hình thức trang phục này giống với trang phục của người Sai tiếng Hy lạp là Scythians ở thời kì đồ đồng. Trung Quốc gọi trang phục của người Sai là Ho bok 胡服 - Hồ phục và có thể tìm thấy hình ảnh của những bộ trang phục này trên các bắc bích họa trên trần mộ của Goguryo. Trên bức bích họa Moo Yong Chong 舞踊塚 - Vũ Dũng Trủng có thể thấy người trong tranh mặc những bộ quần áo có hình thức tương tự với người Sai điều này cho thấy cách ăn vận của người dân bán đảo Hàn xưa kia thuộc kiểu trang phục của các dân tộc phương bắc. Dạng trang phục này phù hợp với khí hậu đồng thời lại vừa vặn với người nên rất tiện dụng và năng động. 무용총 무용도 285 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 무용총 수렵도 Phần thân áo gọn gàng mở sang hai bên hông tay áo chật phần quần có ống chật. Ở HQ cho đến tận thời Tam quốc vẫn ăn mặc theo hình thức Hồ phục này rồi dần chuyển sang mặc các loại áo rộng và to hơn thể hiện sự tiếp nhận văn hóa của người Hán ở Trung Quốc. Ngoài ra trải qua quá trình tiếp xúc với những người dân bản địa Trung Quốc tộc Mãn Châu cùng dân du mục ở Tây Vực đã khiến cho người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    121    1    14-05-2024
6    102    0    14-05-2024
3    127    0    14-05-2024
6    91    0    14-05-2024
44    103    0    14-05-2024
380    97    0    14-05-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.