tailieunhanh - Trung thu - Chuseok nét đặc sắc trong văn hoá của người Hàn Quốc

Hàn Quốc là đất nước có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi gây khó khăn cho việc trồng trọt. Ở Hàn Quốc một năm chỉ làm một vụ chính, những nông phẩm thu hoạch được trong vụ này sẽ dùng cho một năm. Trung thu là thời điểm người nông dân thu hoạch những nông phẩm. Do đó, người ta rất coi trọng ngày tết trung thu. Trung thu chính là dịp để gia đình, họ hàng tề tựu và cùng thưởng thức những sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra. Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo hướng công nghiệp cuộc sống bận rộn người Hàn Quốc sẽ tổ chức Trung Thu như thế nào? Tham khảo bài viết để biết thêm chi tiết. | Trung thu - Chuseok nét đặc sắc trong văn hoá của người Hàn Quốc HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 TRUNG THU - CHUSEOK NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC SVTH Ngô Thị Hiền Vũ Minh Trang Phạm Minh Lý 3H-09 GVHD Nguyễn Nam Chi 1. Nguồn gốc tết Trung thu ở các nước Đông Nam Á nói chung và ChuSeok ở Hàn Quốc nói riêng Tết trung thu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay một số nước Đông Á như Hàn Quốc đa số được bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo truyền thuyết tết trung thu có từ hơn 2000 năm nay. Từ thời xưa các hoàng đế phong kiến Trung Quốc có tục lệ cúng tế mặt trời vào mùa xuân và mặt trăng vào mùa thu. Từ giới quý tộc các văn nhân đến các gia đình bình thường đều làm lễ cúng tết mặt trăng gửi gắm tình thương nỗi nhớ đến người thân cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu. Hình thức nghi lễ này dần dần được lan truyền rộng rãi và trở thành ngày tết trung thu như hiện nay. Người Trung Hoa cho rằng tết trung thu bắt đầu từ thời Xuân Thu. Chuyện kể rằng vua Đường Minh Hoàng 713 741 Tây lịch dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung thu trăng rất tròn và trong sáng trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy cảnh trí lại càng đẹp hơn nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc nhà vua mới ra về nhwung trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc. Về tới hoàng cung nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã chế ra khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỉ niệm lần du nguyệt điện kì diệu của mình. Kể từ đó việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN