tailieunhanh - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt.)

Đề tài tiến hành khảo sát nồng độ các chất kích thích sinh trưởng IBA, NAA và thời gian xử lí thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ. Góp phần cung cấp các dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài cây Cóc đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. | Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ Lumnitzera littorea Jack Voigt. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG ĐẾN CÀNH GIÂM CÓC ĐỎ LUMNITZERA LITTOREA JACK VOIGT. Mai Thị Kim Yến Sinh viên năm 4 Khoa Sinh học GVHD ThS Quách Văn Toàn Em TÓM TẮT Đề tài tiến hành khảo sát nồng độ các chất kích thích sinh trưởng IBA NAA và thời gian xử lí thích hợp cho sự ra rễ của cành giâm Cóc đỏ. Góp phần cung cấp các dẫn liệu cho việc khôi phục và bảo tồn loài cây Cóc đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chất kích thích sinh trưởng IBA và NAA có tác dụng trong việc kích thích sự ra rễ của cành giâm Sau 8 tuần thí nghiệm cành giâm Cóc đỏ được xử lí với IBA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 77 78 ở nồng độ IBA 50 ppm thời gian xử lí 15 phút cành giâm Cóc đỏ được xử lí với NAA cho tỉ lệ ra rễ cao nhất 82 22 ở nồng độ NAA 10 ppm thời gian xử lí 30 phút. Sự hình thành rễ ở cành giâm phụ thuộc vào số lá hiện có số chồi hiện có trong tương quan tỉ lệ thuận. 1. Mở đầu . Lí do chọn đề tài Cóc đỏ Lumnitzera littorea là loài cây chính thức của rừng ngập mặn RNM . Cóc đỏ đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam từ năm 1996 và gần đây nhất là năm 2007. Ở Việt Nam Cóc đỏ có ở Phú Quốc Rạch Giá - Kiên Giang Côn Đảo nhưng số lượng không nhiều. Ở RNM Cần Giờ tìm thấy hơn 30 cá thể ở tiểu khu 7 hai quần thể Cóc đỏ phân bố tập trung và tái sinh tự nhiên ở tiểu khu 4 và tiểu khu 14. Để góp phần tạo nguồn cây giống phục vụ cho công tác phục hồi loài cây đang có nguy cơ tuyệt chủng này đã có nhiều công trình nghiên cứu tạo cây con từ hạt. Tuy nhiên phương pháp nhân giống từ hạt chưa thật hiệu quả do gặp nhiều khó khăn trong việc thu hái và bảo quản hạt. Do vậy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là hướng nghiên cứu cần được quan tâm và đó là lí do chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng đến cành giâm Cóc đỏ Lumnitzera .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN