tailieunhanh - Sử dụng kính Takahashi nghiên cứu quang trắc cụm sao mở rộng – Open cluster

Đề tài chú trọng tìm hiểu phương pháp quang trắc và áp dụng quang trắc một số cụm sao mở. Đồng thời cũng cung cấp những kiến thức về cách lập kế hoạch quan sát, liệt kê danh sách cụm sao mở có thể quan sát được trên bầu trời từ tháng 10/2010 đến tháng 2/2011 tại thành phố Hồ Chí Minh. | Sử dụng kính Takahashi nghiên cứu quang trắc cụm sao mở rộng Open cluster Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH SỬ DỤNG KÍNH TAKAHASHI NGHIÊN CỨU QUANG TRẮC CỤM SAO MỞ RỘNG OPEN CLUSTER Nguyễn Phước SV năm 5 Khoa Vật lý GVHD TS Cao Anh Tuấn 1. Mở đầu Thiên văn học - Thiên văn vật lý là nhóm ngành khoa học rất phát triển và rất được quan tâm trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay trong nước sinh viên vẫn còn học môn này rất đại cương và toàn lý thuyết trong khi vũ trụ bầu trời sao là cả một phòng thí nghiệm khổng lồ. Một trong những hướng nghiên cứu là tìm hiểu những đặc tính của sao và sự tiến hóa của sao. Công việc này đã được thực hiện từ năm 1980 bởi Adam Et Al. gọi là phương pháp quang trắc sử dụng CCD kết hợp với kính thiên văn. Phương pháp quang trắc cho phép đo cấp sao từ đó suy ra các đặc tính của sao áp dụng nghiên cứu cho các đối tượng như sao biến quang sự tiến hóa của cụm sao cầu tiến hóa của cụm sao mở rộng sự tiến hóa của sao lùn nâu truy tìm hành tinh hệ hành tinh ngoài thái dương hệ Cụm sao mở là đối tượng lý tưởng để nghiên cứu nhiều vấn đề về Vật lý thiên văn chẳng hạn như quá trình hình thành sao sự tiến hóa và sự tiến hóa động học của sao. Do số lượng lớn tính chất của các sao trong cụm hầu như giống nhau nên nó là đối tượng gián tiếp để từ đó nghiên cứu vũ trụ. 2. Mục đích đối tượng phạm vi nghiên cứu . Mục đích Đề tài chú trọng tìm hiểu phương pháp quang trắc và áp dụng quang trắc một số cụm sao mở. Đồng thời cũng cung cấp những kiến thức về cách lập kế hoạch quan sát liệt kê danh sách cụm sao mở có thể quan sát được trên bầu trời từ tháng 10 2010 đến tháng 2 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh. . Đối tượng Sử dụng kính Takahashi CCD ST7 của trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các phần mềm liên quan như TT2000 Starry Night Pro Plus 6 IRIS CCD Camera. Một số cụm sao mở tiêu biểu NGC6709 M12. . Phạm vi nghiên cứu Xây dựng các bước chụp cụm sao qua CCD ST7. Từ hình ảnh thu được qua CCD với các kính lọc sắc khác nhau ta sẽ tính được năng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.