tailieunhanh - Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non
Qua quá trình thực tế tại một số trường khiếm thị chuyên biệt, thấy rằng, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp đọc, kể bằng lời và giải thích, minh họa bằng một số mô hình, vật thật cho câu chuyện thêm sinh động. Cách làm này cũng là một phương pháp dạy học nhưng sẽ làm học sinh rất khó ghi nhớ nếu không được trực tiếp sờ, trực tiếp cảm nhận bằng xúc giác toàn bộ câu chuyện. Nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu vấn đề và giới thiệu một phương pháp làm sách truyện xúc giác mới, khác với phương pháp hiện nay của giáo viên qua đề tài “Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non”. | Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học sinh khiếm thị mầm non Năm học 2008 2009 XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LÀM SÁCH TRUYỆN XÚC GIÁC HỖ TRỢ GIỜ HỌC KỂ CHUYỆN CỦA HỌC SINH KHIẾM THỊ MẦM NON. Đinh Lan Phương Sinh viên năm 4 Khoa GDĐB GVHD ThS. Hoàng Thị Nga 1. Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Cũng như mọi trẻ em để có thể phát triển hết khả năng của mình thì trẻ khiếm thị phải được tiếp cận với phương pháp dạy học đồ dùng dụng cụ phù hợp với việc học của trẻ. Với trẻ sáng truyện tranh là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho học sinh và giáo viên trong giờ kể chuyện. Tuy nhiên loại sách truyện này lại không thể sử dụng được cho học sinh khiếm thị đặc biệt là học sinh mù. Qua quá trình thực tế tại một số trường khiếm thị chuyên biệt thấy rằng giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp đọc kể bằng lời và giải thích minh họa bằng một số mô hình vật thật cho câu chuyện thêm sinh động. Cách làm này cũng là một phương pháp dạy học nhưng sẽ làm học sinh rất khó ghi nhớ nếu không được trực tiếp sờ trực tiếp cảm nhận bằng xúc giác toàn bộ câu chuyện. Để khắc phục tình trạng trên trường Nguyễn Đình Chiểu đã làm sách truyện nổi nhưng phương pháp làm những cuốn truyện này chỉ đơn giản là giáo viên tự chọn một số truyện tranh của trẻ sáng rồi chuyển thành những tranh hình nổi. Về mặt lý thuyết những cuốn sách này sẽ có hiệu quả giáo dục tốt hơn phục vụ đắc lực hơn cho giờ kể chuyện của học sinh mầm non. Nhưng hiệu quả thực sự của những cuốn sách truyện tranh này như thế nào vẫn chưa được đo lường kiểm chứng. Ngoài ra việc làm sách truyện nổi chỉ đơn giản bằng cách tự giáo viên chọn sách truyện rồi tự ý chuyển tranh hình phẳng thành tranh hình nổi cũng chưa phải là một phương pháp tối ưu. Thấu hiểu được những khó khăn đó người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề và giới thiệu một phương pháp làm sách truyện xúc giác mới khác với phương pháp hiện nay của giáo viên qua đề tài Xây dựng phương pháp làm sách truyện xúc giác hỗ trợ giờ học kể chuyện của học .
đang nạp các trang xem trước