tailieunhanh - Ứng dụng kĩ thuật gamma tán xạ để đo bề dày vật liệu có Z thấp

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả mô phỏng quá trình tán xạ của chùm tia gamma phát ra từ nguồn 137Cs lên bia sáp paraffin bằng chương trình MCNP5 (Monte Carlo NParticles). Kết quả mô phỏng là cơ sở để chúng tôi bố trí và thực hiện các phép đo thực nghiệm. | Ứng dụng kĩ thuật gamma tán xạ để đo bề dày vật liệu có Z thấp Năm học 2015 - 2016 ỨNG DỤNG KĨ THUẬT GAMMA TÁN XẠ ĐỂ ĐO BỀ DÀY VẬT LIỆU CÓ Z THẤP Phạm Vũ Trân Nguyễn Thị Hải Yến Nguyễn Phạm Tường Minh Tô Xuân Phương Sinh viên năm 3 Khoa Vật lí GVHD TS Hoàng Đức Tâm TÓM TẮT Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chương trình MCNP5 để tiến hành mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo quá trình tán xạ của chùm photon phát ra từ nguồn 137 Cs có năng lượng 661 66keV trên bia vật liệu. Khi sử dụng kĩ thuật gamma tán xạ ngược độ dày của bia vật liệu paraffin được xác định với độ lệch tương đối giữa thực tế và tính toán là dưới 3 82 . Bên cạnh đó chúng tôi cũng đề xuất phương án sử dụng đường cong bão hòa để tính nhanh bề dày vật liệu với sai số dưới 3 64 . Các kết quả này làm cơ sở cho việc bố trí thực nghiệm. 1. Mở đầu Vào năm 2011 nhóm nghiên cứu Priyada trong công trình 2 đã chỉ ra rằng kĩ thuật gamma tán xạ cho độ chính xác tương tự với kĩ thuật chụp ảnh tia gamma hoặc tia X khi khảo sát độ ăn mòn của thép mềm mild steel . Và thêm nữa khi bắt tay vào công trình 3 Priyada và các cộng sự đưa đến kết luận rằng kĩ thuật gamma tán xạ cho độ chính xác cao hơn kĩ thuật gamma truyền qua khi thực hiện các phép đo dò mặt phân cách giữa hai môi trường lỏng lỏng lỏng khí và khi đo mật độ một số chất. Với độ chính xác cao cũng như cách khảo sát đối tượng đơn giản khi chỉ cần tiếp cận từ một phía làm cho phương pháp gamma tán xạ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân như xác định bề dày kiểm tra khuyết tật đo độ ăn mòn vật liệu Do đầu dò NaI Tl linh động hơn đầu dò HPGe nên được dùng trong nghiên cứu 2 vì nó có thể ghi nhận bức xạ ngay cả khi ở nhiệt độ thường và khá gọn nhẹ đối với đầu dò HPGe cần phải làm lạnh bằng ni-tơ lỏng ở khoảng 77K khiến nó không khả thi khi bố trí thực nghiệm. Trong nước công trình của Hoàng Đức Tâm và cộng sự 1 sử dụng đầu dò nhấp nháy NaI Tl và nguồn hoạt độ thấp đồng thời cải tiến kĩ thuật phân tích phổ để xác định độ dày vật liệu với

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN