tailieunhanh - Bài giảng chuyên đề luyện thi đại học Vật lý – Chương 3 (Chủ đề 4): Sóng âm - Hiệu ứng Dople

Chủ đề này giúp người học có thể nắm bắt được các kiến thức cơ bản về Sóng âm và hiệu ứng Dople cũng như công thức liên quan để áp dụng vào giải bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo. | Bài giảng chuyên đề luyện thi đại học Vật lý Chương 3 Chủ đề 4 Sóng âm - Hiệu ứng Dople http Phone vuhoangbg@ CHỦ ĐỀ 4 SÓNG ÂM . HIỆU ỨNG DOPPLER I. KIẾN THỨC SÓNG ÂM 1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm Sóng âm là sự lan truyền các dao động âm trong các môi trường rắn lỏng khí. b. Đặc điểm - Tai con người chỉ có thể cảm nhận được nghe được các âm có tần số từ 16 Hz đến 20000Hz - Các sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz được gọi là hạ âm - Các sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz được gọi là siêu âm - Tốc độ truyền âm giảm trong các môi trường theo thứ tự rắn lỏng khí. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất môi trường nhiệt độ của môi trường và khối lượng riêng của môi trường. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ truyền âm cũng tăng. 2. Các đặc trưng sinh lý của âm Âm có 3 đặc trưng sinh lý là độ cao độ to và âm sắc. Các đặc trưng của âm nói chung phụ thuộc vào cảm thụ âm của tai con người a. Độ cao - Đặc trưng cho tính trầm hay bổng của âm phụ thuộc vào tần số âm - Âm có tần số lớn gọi là âm bổng và âm có tần số nhỏ gọi là âm trầm b. Độ to Là đại lượng đặc trưng cho tính to hay nhỏ của âm phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm Cường độ âm Là năng lượng mà sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. W P I Công thức tính trong đó P là công suất của nguồn âm S là diện tích miền truyền S âm Khi âm truyền trong không gian thì với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S 4ΠR2 Đơn vị P W S m2 I W m2 . I I L B lg L dB Mức cường độ âm I0 Hoặc I0 Trong đó I là cường độ âm tại điểm cần tính I0 là cường độ âm chuẩn âm ứng với tần số f 1000 Hz có giá trị là Io 10-12 W m2 ở f 1000Hz cường độ âm chuẩn. Trong thực tế thì người ta thường sử dụng đơn vị nhỏ hơn Ben để tính mức cường độ âm đó là dexiBen dB c. Âm sắc Là đại lượng đặc trưng cho sắc thái riêng của âm giúp ta có thể phân biệt được hai âm có cùng độ cao cùng độ to. Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm hay tần số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN