tailieunhanh - Lừa dối – Yếu tố vô hiệu hợp đồng thương mại

Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng. Các biểu hiện của sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái ngược giữa biểu hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành nên một hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng. | Theo quan điểm trên thì việc kết luận và xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu là cần thiết. Tuy nhiên lại có một vấn đề đặt ra là sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người kí kết hợp đồng kinh tế không có “hành vi lừa đảo” thì việc giải quyết tiếp theo sẽ như thế nào? Hậu quả pháp lý thuộc về ai nếu kết luận của cơ quan xử lý hợp đồng kinh tế chỉ mang tính phỏng đoán, không có cơ sở pháp lý nào cả? Trên thực tế việc kết luận và xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ vì lí do người kí hợp đồng kinh tế có hành vi lừa đảo gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Cách tiếp cận như trên của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã không thực sự quan tâm đến ý chí đích thực của các bên giao kết. Bởi trong nhiều trường hợp chưa có đủ cơ sở để kết luận có hành vi lừa đảo, song ý chí của một bên giao kết hợp đồng vẫn có thể bị khiếm khuyết. Giao dịch dân sự-kinh tế không quan tâm đến việc ai đó có tội hay không mà điều người giao kết quan tâm là lợi ích của mình trong giao dịch có đạt đựợc hay không. Vì vậy, đưa ra dấu hiệu có hành vi lừa đảo làm tiêu chí xác định vô hiệu hợp đồng kinh tế là chưa thỏa đáng và chưa thực sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên giao kết ngay tình và không có lỗi. Vì vậy, chúng tôi cho rằng sử dụng thuật ngữ “Lừa dối” như qui định của Bộ luật Dân sự là thích hợp.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN