tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm

Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học . Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Với tình hình xã hội hội hiện nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả? | Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đi đôi với chất lượng Kết quả học tập công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học . Thực tế nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên . Với tình hình xã hội hội hiện nay một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Vậy để nề nếp tốt cho học sinh chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Thực trạng Học sinh từ lớp một lên lớp trên thường có sự thay đồi lớp như một số em từ trường khác chuyển đến hoặc từ một buổi chuyển vào bán trú Chính sự thay đổi đó mà nề nếp lớp cũng ảnh hưởng ít nhiều Xếp hàng lộn xộn không theo thứ tự ra vào lớp tự do đi học không đúng giờ Về tâm lý trẻ em ở lứa tuổi lớp một còn rất ngây ngô dễ tin và rất nghe lời cô giáo. Nhưng đối với các em lớp hai ba các em có thay đổi một chút biết phân biệt đúng sai biết suy nghĩ xử lý được tình huống đơn giản biết nói lên ý kiến của mình nhận ra một mẫu hành vi chuẩn mực qua bài học . Với những thực trạng trên để xây dựng đề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh tính dứt khoát sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung nhân hậu biết yêu thương học sinh như con mình . 2 Một số biện pháp thực hiện Xây dựng nề nếp trật tự kỷ luật Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi . Tạo sự thân mật giữa thầy và trò. Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em . Giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN