tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2, 3 trường Tiểu học Tình Thương

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về công tác quản lí hoạt động học của học sinh và thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập đạt hiệu quả. | Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2 3 trường Tiểu học Tình Thương Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2 3 trường Tiểu học Tình Thương . I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong trường tiểu học hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm chiếm hầu hết thời gian khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học. Hoạt động dạy học là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hoạt động dạy học thể hiện tính hai mặt hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đây là hai hoạt động trung tâm của quá trình dạy học hai hoạt động mang tính chất khác nhau song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Quản lý hoạt động học của học sinh đặc biệt là quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sự kiên trì nhẫn nại của người giáo viên đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Trong những năm qua chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học đã có nhiều chuyển biến song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tế giáo dục ở cấp Tiểu học. Sự phân định trách nhiệm và quy chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa chặt chẽ. Công tác phối hợp ba môi trường giáo dục chưa phát huy hết hiệu quả. Nhiều học sinh còn bị hổng kiến thức thiếu tinh thần vượt khó chưa hứng thú học tập lười biếng chán nản hay nghỉ học Thực trạng này diễn ra nhiều hơn ở các trường lớp thuộc các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó gây ra nhiều hậu quả cho bản thân học sinh gia đình nhà trường xã hội ở hiện tại và tương lai. Bởi vậy quản lý hoạt động học tập của học sinh là khâu quan trọng trực tiếp quyết định chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là đối với học sinh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN