tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp tọa độ để tính khoảng cách trong bài toán hình học không gian

Với việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp tọa độ để tính khoảng cách trong bài toán hình học không gian” sẽ giúp học sinh ,đặc biệt là đối tượng học sinh học ở mức độ khá, kể cả trung bình có thể tính được các bài toán về khoảng cách một cách dễ dàng thông qua công thức có sẵn. | Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tọa độ để tính khoảng cách trong bài toán hình học không gian I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đứng trước một bài toán đặc biệt là bài toán khó người làm toán luôn đặt ra phương hướng giải quyết. Tuy nhiên đối với người ham mê toán còn đi tìm các cách giải quyểt khác nhau nhất là tìm được cách giải hay ngắn gọn và mới lạ thì lại càng kích thích tính tò mò khám phá và lòng say mê học toán . Hiện nay trong các đề thi THPT Quốc gia đề thi chọn học sinh giỏi thường xuất hiện bài toán hình học không gian tổng hợp cổ điển mà ở đó lời giải đòi hỏi vận dụng khá phức tạp các kiến thức hình học không gian như chứng minh quan hệ song song quan hệ vuông góc dựng hình để tính góc và khoảng cách tính thể tích khối đa diện Việc tiếp cận các lời giải đó thực tế cho thấy thật sự là một khó khăn cho học sinh nhất là học sinh có lực học trung bình chẳng hạn bài toán tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. Trong khi đó nếu bỏ qua yêu cầu bắt buộc phải dựng hình mà chỉ dừng ở mức độ tính toán thì rõ ràng phương pháp tọa độ tỏ ra hiệu quả hơn vì tất cả mọi tính toán đều đã được công thức hóa. Với những lí do như trên từ thực tế giảng dạy với kinh nghiệm thu được tôi đã tiến hành thực hiện đề tài sáng kiến cho năm 2016 với nội dung Sử dụng phương pháp tọa độ để tính khoảng cách trong bài toán hình học không gian 2. Mục đích nghiên cứu Với việc nghiên cứu đề tài Sử dụng phương pháp tọa độ để tính khoảng cách trong bài toán hình học không gian sẽ giúp học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh học ở mức độ khá kể cả trung bình có thể tính được các bài toán về khoảng cách một cách dễ dàng thông qua công thức có sẵn. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là học sinh ở mức độ đại trà lớp 12 THPT Trần Phú Thanh Hóa. Tất nhiên với từng đối tượng học sinh mà sẽ có những ví dụ minh họa hoặc các bài toán áp dụng sẽ là khác nhau 4. Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này được trình bầy theo hình thức tổng hợp lý .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN