tailieunhanh - Ứng dụng chương trình RDM trong phân tích kết cấu thân tàu, chương 5

Thân tàu là một tổ hợp kết cấu phức tạp, nó bao gồm hệ thống khung xương bên trong liên kết hàn chắc chắn với lớp tôn vỏ bao bên ngoài. Khung xương bên trong bao gồm nhiều hệ thống khung dàn khác nhau như: khung dàn đáy, khung dàn mạn, khung dàn boong Vì vậy kết cấu thân tàu được xem như là tập hợp các khung dàn liên kết với nhau. Do đó phân tích kết cấu khung dàn có vai trò quan trọng trong phân tích độ bền cục bộ thân tàu. Quá trình phân tích độ. | Chương 5 Phân tích độ bền kết cấu khung dàn Thân tàu là một tổ hợp kết cấu phức tạp nó bao gồm hệ thống khung xương bên trong liên kết hàn chắc chắn với lớp tôn vỏ bao bên ngoài. Khung xương bên trong bao gồm nhiều hệ thống khung dàn khác nhau như khung dàn đáy khung dàn mạn khung dàn boong. Vì vậy kết cấu thân tàu được xem như là tập hợp các khung dàn liên kết với nhau. Do đó phân tích kết cấu khung dàn có vai trò quan trọng trong phân tích độ bền cục bộ thân tàu. Quá trình phân tích độ bền cục bộ các khung dàn tàu thường được thực hiện theo trình tự sau - Xác định tải trọng tác dụng nên khung dàn. - Xây dựng mô hình tính và xác định điều kiện liên kết. - Xác định ứng xuất và biến dạng trong kết cấu. - Kiểm tra và đánh giá độ bền theo tiêu chuẩn thích hợp. Trong quá trình tính ta thường xem khung dàn tàu là khung dàn phẳng. Khung dàn phẳng là kết cấu hình thành từ hai hệ dầm liên kết với nhau tại các điểm nút và các kết cấu đáy boong mạn và vách ngăn của tàu sẽ được mô hình hóa về dạng kết cấu khung dàn. Trong kết cấu tàu thì khung dàn tàu thủy thực chất là kết cấu tấm hoặc kết hợp bằng tấm với các dầm gia cường được bố trí vuông góc với nhau theo chiều dọc và chiều ngang của tàu chịu tác dụng của lực tập trung hay lực phân bố theo hướng thẳng góc với mặt phẳng chứa hệ dầm. Tùy theo đặc điểm của hệ thống kết cấu thân tàu mà kết cấu khung dàn tàu thủy cũng được phân biệt thành hệ thống dọc hay hệ thống ngang tương tự như cách phân biệt các hệ thống kết cấu thân tàu. Khi đó hướng bố trí nhiều dầm hơn được gọi là hướng chính và các dầm bố trí theo hướng này gọi là dầm hướng chính còn các dầm vuông góc với dầm hướng chính là dầm chéo. Các dầm gia cường của khung dàn có thể là dầm đơn nhịp tức là dầm bị cắt rời tại các nút liên kết hay dầm liên tục là các dầm được kéo dài liên tục qua các điểm nút liên kết với các dầm hướng khác. Ngoài ra ta cần phải lưu ý đến độ cứng của mỗi hệ dầm vì nó có vai trò quan trọng trong việc mô hình hóa khung dàn. Nếu độ cứng của hệ dầm .