tailieunhanh - Đánh giá sức chịu tải cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ trên nền đất yếu bằng thí nghiệm nén tĩnh

Bài viết tiến hành đánh giá sức chịu tải của cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ trên nền đất yếu bằng thí nghiệm nén tĩnh hiện trường để đưa ra giá trị sức chịu tải thiết kế của cọc đơn bê tông cốt thép tiết diện nhỏ. Cọc được thí nghiệm theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9393:2012. | Đánh giá sức chịu tải cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ trên nền đất yếu bằng thí nghiệm nén tĩnh P. H. Nghĩa T. V. Hưng Đánh giá sức chịu tải cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ trên nền đất yếu ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP TIẾT DIỆN NHỎ TRÊN NỀN ĐẤT YẾU BẰNG THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH Phan Hữu Nghĩa 1 Trần Việt Hưng 2 1 Sở Xây dựng Vĩnh Long TP Vĩnh Long Vĩnh Long 2 Khoa Công trình Trường Đại học GTVT Hà Nội Hà Nội Ngày nhận bài 11 02 2020 ngày nhận đăng 30 3 2020 Tóm tắt Hiện nay phương án móng cọc bê tông cốt thép BTCT tiết diện nhỏ được áp dụng tương đối nhiều cho các công trình nhà dân dụng thấp tầng ở khu vực địa chất yếu. Nghiên cứu này đánh giá sức chịu tải của cọc BTCT tiết diện nhỏ trên nền đất yếu bằng thí nghiệm nén tĩnh hiện trường để đưa ra giá trị sức chịu tải thiết kế của cọc đơn BTCT tiết diện nhỏ. Cọc được thí nghiệm theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9393 2012. Số lượng cọc thí nghiệm là 6 cọc ở 3 công trình thí điểm khác nhau. Kết quả cho thấy sức chịu tải của cọc BTCT 15x15 cm có thể lấy bằng 2 tấn với trường hợp nền công trình đã được gia cố từ trước hoặc nền cũ tấn với các trường hợp khác. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần định hướng cho chủ đầu tư tư vấn thiết kế cơ quan quản lý chất lượng xây dựng có căn cứ để lựa chọn phương án móng phù hợp trong điều kiện địa chất yếu công trình thấp tầng. Từ khóa Cọc BTCT tiết diện nhỏ thí nghiệm nén tĩnh gia cố nền móng nền đất yếu. 1. Giới thiệu chung Hiện nay khi thiết kế các công trình nhà dân dụng trên nền đất yếu phương án gia cố nền móng bằng cọc cừ tràm vẫn là phương án chủ đạo. Tuy nhiên việc thiết kế móng cọc cừ tràm chỉ dựa vào kinh nghiệm theo mật độ cừ tràm và sức chịu tải của đất nền sau khi gia cố nền được chọn từ 5 tấn m2 đến 8 tấn m2. Đối với công tác thiết kế nền móng việc xác định sức chịu tải của cọc có ý nghĩa quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình và giá thành công trình. Cọc trong móng có thể bị phá hoại do bản thân cường độ vật liệu

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    153    2    26-11-2024
28    152    1    26-11-2024
10    105    1    26-11-2024
30    93    0    26-11-2024
378    128    0    26-11-2024
5    147    0    26-11-2024
14    109    0    26-11-2024
7    123    0    26-11-2024