tailieunhanh - Toán học và tuổi trẻ
Tham khảo tài liệu 'toán học và tuổi trẻ', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | LỜI NÓI ĐẨU Trước đây Tuyển tập 30 năm Toán học và Tuổi trẻ đã ra mắt bạn đọc và được độc giả cả nước nồng nhiệt đón nhận. Do khuôn khổ của cuốn sách trong Tuyển tập 30 năm mới chỉ in được các bài từ năm 1964 cho đến giữa năm 1991. Nhiều bạn đọc có nguyện vọng được đọc các bài sau này. Vì vậy chúng tôi xuất bản tiếp Tuyển tập 5 năm tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Cuốn sách này tập hợp các bài viết và bài toán trên Toán học và Tuổi trẻ từ cuối năm 1991 đến năm 1995. Sách chia làm hai phần. Phần thứ nhất là các bài viết chọn lọc xếp theo các chủ đề. Phần thứ hai là các bài toán xếp theo các phân môn Số học Giải tích và Đại số Hình học - Lượng giác. Cuốn sách dùng làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo toán các bạn học sinh yêu toán các cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở các sở Phòng Giáo dục và những ai yêu thích Toán học. Chúng tôi hi vọng rằng đây là một quyển sách tham khảo bổ ích cho các trường trung học. Toán học và Tuổi trê sẽ còn đáp ứng nhu cầu của bạn đọc với tuyển chọn bài viết và đề toán trong các năm tiếp theo. Tuyển tập 5 năm tạp chí Toán học và Tuổi trẻ ra mắt bạn đọc nhân dịp kỉ niệm 40 năm tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Hi vọng Tuyển tập được bạn đọc gần xa đón nhận. Sách có thể còn những thiếu sót. Mong bạn đọc chỉ cho những sai sót để lần tái bản sau được tốt hơn. Mọi thư từ góp ý xin gửi về địa chỉ Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ 187B Giảng Võ HÀ NỘI TOÁN HỌC VÀ TUỔI TRẺ 3 Phẩn thứ nhất TUYỂN CHỌN CÁC BÀI VIẾT ủi miễn phí Đề thi - Tài liệu Học tập 5 Chương I DÀNH CHO TRUNG HỌC Cơ SỞ VỚI KIẾN THỨC VỀ TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC ở LỚP 8 HÃY THỬ TẬP TÌM TÒI SÁNG TẠO NGUYỄN KHÁNH NGUYÊN THCS Hồng Bàng - Hải Phòng Ở lớp 8 đã học về tỉ số lượng giác của một góc nhọn. Những bạn yêu toán chắc không thoả mãn với các kiến thức ít ỏi đó. Chờ lên các lớp ttên rồi sẽ học cũng được những tốt hơn hết là nên thử sức mình một chút cố gắng dùng bộ óc của các bạn để tìm tòi. Khi đã biết các tỉ số lượng giác của một góc nhọn a thì dĩ nhiên người ta muốn từ đó suy ra các tỉ sô lượng giác
đang nạp các trang xem trước